Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

Theo đó, kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.
Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
Nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.
Nghị định 33 có hiệu lực từ ngày 15/5/2015 và bãi bỏ Điều 56, 57 của Nghị định 86/2011/NĐ-CP .
(T.H)

Bộ Tài chính sẽ quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Bộ Tài chính xin ý kiến giảm thuế MFN đối với xăng động cơ không pha chì

Các giải pháp chống thất thu trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính giải đáp vướng mắc lĩnh vực chứng khoán, giá, kinh phí mua vắc xin
