Tìm hướng giảm nhập siêu từ Trung Quốc
Khi những căng thẳng trên biển xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian gần đây, các chuyên gia kinh tế tại cuộc họp mới đây của Bộ Công thương đã khuyến cáo Việt Nam cần nhanh chóng tìm hướng giảm nhập siêu từ Trung Quốc.

Xét trên cơ cấu hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.
Về cơ bản Việt Nam đang xuất thô, nhập tinh khiến thâm hụt thương mại luôn nghiêng hẳng về phía Việt Nam và con số không ngừng tăng lên. Trong một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Quốc gia (VECS) chỉ ra, một nửa hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng thô, sơ chế, trong khi nhập khẩu lại là hàng tinh chế (chiếm 85%). Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng đang sử dụng phần lớn công nghệ, nguyên liệu của Trung Quốc để phục vụ sản xuất, lên tới 80%.
Đứng trước thực tế này các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, từ những điểm yếu của ngành sản xuất trong nước chúng ta cần mạnh dạn tái cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi công nghệ tiên tiến, tìm thêm các đối tác thương mại (xuất nhập những mặt hàng Trung Quốc đang có ưu thế tại thị trường Việt Nam để tránh bị động...); tìm kiếm các đối tác đầu tư dài hạn để thay đổi cơ bản cơ cấu sản xuất và đáp ứng được cơ bản nhu cầu hàng hóa trong nước thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc như hiện nay...
(Nam Phương)

Quản lý thuế trên địa bàn thành phố Thủ Đức như thế nào?

Đến năm 2023: Nợ công chiếm khoảng 48,1% GDP

Bộ Tài chính gia hạn 29 khoản phí, lệ phí tháo gỡ khó khăn do dịch Covid - 19

Ngày 23/12/2020: Huy động hơn 12.000 tỷ đồng từ đấu thầu trái phiếu
