Các báo ngành Tài chính ngày 17/3/2015

Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính đăng tin:
Xem chi tiết:
http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177014&item_id=163972609&p_details=1
http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id=2177092&item_id=163975808&p_details=1
Tạp chí Thuế đăng bài:
Mặc dù CPI đang ở mức thấp nhưng cần chú ý thời điểm điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Xem chi tiết:
http://tapchithue.com.vn/van-hoa-xa-hoi/158-van-hoa-xa-hoi/6663-han-che-tac-dong-tam-ly-cpi.html
http://tapchithue.com.vn/cai-cach-va-hien-dai-hoa/6662-dong-thap.html
http://tapchithue.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/6660-them-xung-luc.html
Thời báo Tài chính đăng tin:
Bộ Tài chính thiện chí hợp tác với DN Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tại buổi làm việc sáng 16/3 với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ cùng với 29 doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác.
Chia sẻ thông tin để các DN Hoa Kỳ nắm được một cách sơ lược tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như những ưu tiên chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã điểm qua một số kết quả nổi bật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính năm 2014, cũng như 3 tháng đầu năm 2015.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, tình hình kinh tế vĩ mô được ổn định. Năm 2014 tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,98%, cao hơn so với dự kiến; lạm phát cũng ở mức thấp hơn so với dự kiến; thu ngân sách nhà nước thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo cho đầu tư phát triển cũng như các nhu cầu khác.
Bộ Tài chính cũng đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp quyết liệt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh sự phát triển của DN.
Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản 974/TCT-KK hướng dẫn cục thuế địa phương về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán qua ngân hàng) do những thay đổi tại Thông tư 46/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể tại văn bản này, Tổng cục Thuế cho biết cuối năm 2014 đã ban hành công văn số 5806/BTC-TCT về việc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán qua ngân hàng), sau khi đã tổng hợp ý kiến của Ngân hàng Nhà nước và được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Tài chính.
Tại Điểm l.c Công văn số 5806/BTC-TCT nêu trên được quy định trên cơ sở quy định tại Điều 5 Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng do ngân hàng gửi cho người trả tiền hoặc người thụ hưởng phải có thông tin: "địa chỉ của ngân hàng phục vụ người trả (hoặc người chuyển) tiền", "địa chỉ của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng".
Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước lại vừa ban hành Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2015.
Tại Thông tư này có nội dung: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là ủy nhiệm chi và ủy nhiệm thu không phải có chỉ tiêu: "địa chỉ của ngân hàng phục vụ người trả (hoặc người chuyển) tiền", "địa chỉ của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng" (khác với Điều 5 Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN nêu trên).
Báo cáo từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Trung tâm nghiên cứu và tư vấn công ty tái bảo hiểm Swiss Re cho thấy, năm 2014 doanh thu bảo hiểm nhân thọ toàn cầu tăng trưởng thực tế 4,8%, dự kiến năm 2015 chỉ tăng trưởng khoảng 4,3%.
Trong đó năm 2014, tại các thị trường đã phát triển, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng thực tế 3,9%, với kết quả tăng trưởng tốt ở thị trường Tây Âu (ngoại trừ Tây Ban Nha và Hà Lan), ở Canada, Úc và Nhật Bản. Tại các thị trường mới nổi, tăng trưởng mạnh nhất là ở thị trường châu Á mới nổi (tăng 13,1%). Ở Trung Quốc, doanh thu phí tăng 15,7%...
Cũng theo báo cáo, kinh tế toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng trưởng năm 2015. Trong các nền kinh tế chủ chốt, Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng 3,3%. Tuy nhiên, kinh tế khu vực đồng EURO vẫn mong manh, dự báo tăng trưởng 1,3%. Tăng trưởng kinh tế ở các thị trường châu Á mới nổi được dự báo ổn định trong năm 2015 và 2016, mặc dù Trung Quốc đặt mục tiêu giảm tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng ổn định (năm 2015 tăng trưởng dự kiến 7,1%). Lạm phát được dự báo duy trì ở mức thấp và lợi suất dài hạn của trái phiếu chính phủ sẽ tăng từ từ tại các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ và Anh.
Hội chợ Triển lãm ngành Dược Ấn Độ thu hút hơn 50 DN đạt chuẩn của Ấn Độ trong các lĩnh vực khác nhau như: nguyên liệu, bán thành phẩm để sản xuất dược phẩm, các thành phần để bào chế dược phẩm… kỳ vọng sẽ tạo ra một bước đệm mới trong việc trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Triển lãm do Hội đồng Phát triển xuất khẩu Dược Ấn Độ (Pharmexcil) và Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ từ Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 19-20/3 tại GEM Center, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Sự kiện thu hút hơn 50 DN đạt chuẩn của Ấn Độ trong các lĩnh vực khác nhau như: nguyên liệu, bán thành phẩm để sản xuất dược phẩm, các thành phần để bào chế dược phẩm (API), công thức hoàn thiện dược phẩm (FDFs), dược phẩm sinh hóa và máy móc thiết bị cho ngành dược. Đến với Hội chợ lần này, Pharmexcil kỳ vọng sẽ tạo ra một bước đệm mới trong việc trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm.
Tạp chí Tài chính đăng bài:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Nghị định gồm 10 chương, 99 điều, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật đấu thầu, bao gồm: Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP; dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án được phê duyệt theo quy định để xây dựng công trình thuộc đô thị, khu đô thị mới; nhà ở thương mại; công trình thương mại và dịch vụ; tổ hợp đa năng mà không thuộc các trường hợp quy định.
Bên cạnh những quy định chung, Nghị định đưa ra một số quy định về: Sơ tuyển và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP; đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; chỉ định thầu trong lựa chọn nhà đầu tư;...
Trong đó, Nghị định quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP. Theo đó, trường hợp nhà đầu tư có báo cáo nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C) được phê duyệt, nhà đầu tư đó được hưởng ưu đãi trong quá trình đánh giá về tài chính – thương mại. Cụ thể, trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng.
Trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Ngày 16/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành văn bản 3315/BTC-QLG đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá “hậu” tăng giá điện và giá xăng dầu.
Tại văn bản này, Bộ Tài chính cho biết, trong 2 tháng đầu năm nay, mặc dù là thời gian Tết Nguyên đán nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã làm tốt công tác chuẩn bị nguồn hàng, tăng cường quản lý, bình ổn thị trường nên giá cả thị trường cơ bản ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2015 chỉ tăng nhẹ 0,34% so với cùng kỳ năm trước (tháng 2/2014), giảm 0,25% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân hai tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,64%.
Tuy nhiên, trong tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho điều chỉnh giá điện tăng bình quân 7,5%; giá xăng dầu cũng được liên Bộ Công Thương – Tài chính cho điều chỉnh tăng khoảng 4,7 - 10% theo diễn biến giá xăng dầu thế giới có thể gây tác động nhất định đến chi phí sản xuất, giá thành và giá bán một số hàng hóa, dịch vụ.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương tăng cường bình ổn giá trên địa bàn nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 01/NQ-CP. Đồng thời, hạn chế các hiện tượng lợi dụng việc tăng giá điện, giá xăng dầu để tăng giá dây chuyền, tăng giá không phù hợp với tỷ lệ tác động của giá điện, xăng dầu vào giá thành sản phẩm hàng hoá.
Ngành Hàng không Việt Nam trở thành tâm điểm, khi các công ty Hàng không đánh giá cao tiềm năng của thị trường 90 triệu dân ở đây.
Sự sôi động của ngành Hàng không diễn ra trên khắp các phân khúc, từ vận chuyển hành khách, hàng hóa đến quản lý các cảng, các dịch vụ phục vụ khách hàng trong sân bay.
Năm 2014, để huy động thêm vốn mở rộng quy mô hoạt động, Vietnam Airlines đã thực hiện đợt IPO nhưng kết quả thực hiện lại chưa gây được tiếng vang lớn, khi chỉ 3,5% tổng số cổ phần được bán ra bên ngoài, tương ứng thu về 52 triệu USD. Hiện, Vietnam Airlines đang tìm đối tác chiến lược để bán 20% cổ phần.
Một đối thủ nội địa khác là VietJet Air bày tỏ ý định sẽ tiến hành IPO ngay trong năm nay để thu về số tiền 800 triệu USD, nhằm mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động trong nước và khu vực.
Xem chi tiết:
http://tapchitaichinh.vn/Chinh-sach-moi/Uu-dai-trong-lua-chon-nha-dau-tu-du-an-PPP/59245.tctc
http://tapchitaichinh.vn/Chinh-sach-moi/Khong-de-loi-dung-tang-gia-day-chuyen-theo-gia-xang-dien/59246.tctc
http://tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Nganh-Hang-khong-2015-Cuoc-dua-nong/59250.tctc
Báo Hải quan đăng tin:
Trong phiên họp ngày 16-3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Ủy ban này đã cho ý kiến vào Chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XIII.
Theo chương trình dự kiến, QH sẽ làm việc trong 29 ngày, trong đó có 3/5 ngày thứ bảy; họp trù bị và khai mạc vào thứ tư, ngày 20-5; bế mạc vào thứ tư, ngày 24-6.
Dự kiến, chương trình chi tiết Kỳ họp thứ 9 được bố trí như thông lệ. Ngoài ra, kỳ họp tiếp tục phát huy những cải tiến đã được áp dụng hiệu quả tại các kỳ họp trước như ghép việc trình bày các tờ trình, báo cáo, thông qua luật, nghị quyết cùng với thảo luận tại hội trường, bố trí thảo luận cùng buổi hoặc gần nhau đối với những nội dung có liên quan với nhau; bố trí 2 dự án/buổi thảo luận ở tổ và 1 dự án/buổi thảo luận ở hội trường.
Riêng một số dự án quan trọng như Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) sẽ bố trí 1 dự án/buổi thảo luận ở tổ và 1 dự án/ngày thảo luận ở hội trường.
Để giải quyết vướng mắc của nhiều đơn vị Hải quan địa phương cũng như các DN, Tổng cục Hải quan giải đáp một số vướng mắc liên quan đến xác định chủ sở hữu hàng hóa trong xử lý vi phạm hành chính.
Cục Hải quan Kiên Giang cho biết, trong quá trình triển khai công tác kiểm soát chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đơn vị đã phát hiện và bắt giữ 1 lô hàng sữa Ensure dạng nước. Sau khi nghiên cứu hồ sơ sự việc, đơn vị đang lúng túng vì lô hàng không xác định được chủ sở hữu là cá nhân hay tổ chức nên gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền xử phạt.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 19; Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định: “Trường hợp không xác định được chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 19 Nghị định này phải thông báo về việc này trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan.
Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà vẫn không có người đến nhận thì người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 19 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định”. Do vậy, Tổng cục Hải quan cho rằng, cần áp dụng thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức trong trường hợp này để ra quyết định tịch thu tang vật vi phạm và xử lý theo quy định.
Đại diện của Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh 2 mặt hàng xăng dầu, điện đã tính toán đến những tác động tới thị trường, nhất là chỉ số CPI trong tháng 3 và 4.
Giá điện đã chính thức tăng giá 7,5% vào ngày hôm nay 16-3 trong khi giá xăng RON 92 cũng đã được điều chỉnh tăng 1.610 đồng/lít vào ngày 11-3 vừa qua dẫn tới lo ngại, sự tăng giá gần như cùng lúc của 2 mặt hàng này sẽ ảnh hưởng, tác động đến mặt bằng giá cũng như chỉ số giá tiêu dùng thời gian tới đây.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Kiên trì điều hành giá theo thị trường - Nhìn từ giá xăng và giá điện” do Cổng thông tin điện từ Chính phủ tổ chức chiều 16-3, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phân tích rõ hơn về 2 mặt hàng này.
Cụ thể, với giá điện, các thông số đầu vào do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo đã thay đổi khoảng 12,8% kể từ lần điều chỉnh tháng 8-2013 nhưng chỉ điều chỉnh tăng 7,5% do đã tính đến tác động CPI, các chỉ số tăng trưởng khác.
“Mức độ này là mức độ tương đối phù hợp với mặt bằng thị trường. Vừa qua EVN và Bộ Công Thương cũng đã công khai các chi phí cơ bản này để người dân giám sát”, ông Tuấn nhìn nhận
Với giá xăng dầu, theo ông Tuấn, giá xăng dầu đã được điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới. Tháng 3 vừa qua, giá xăng dầu thế giới tăng đã tác động đến giá xăng dầu trong nước theo chiều hướng tăng.
Cho ý kiến dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trong phiên họp chiều 16-3, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, cần phải khẳng định rõ, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của QH, HĐND có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các kết luận về giám sát.
Ủy ban Pháp luật của QH tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND. Ủy ban Pháp luật cho rằng, dự án Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND đã được chuẩn bị công phu và chất lượng trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động văn bản, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học và bảo đảm quy trình theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo UBTVQH, thời gian qua, hoạt động giám sát của QH chủ yếu mới dựa trên văn bản do các cơ quan có liên quan cung cấp mà chưa sử dụng được nhiều sự hỗ trợ từ các kênh thông tin độc lập như kiểm toán, thanh tra, kiểm tra và sự tham gia của các chuyên gia.
Trên thực tế, việc giám sát một số vấn đề quan trọng về quản lý, sử dụng ngân sách, về đầu tư, về cải cách hành chính và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được tập trung đúng mức, dẫn đến hiệu quả giám sát chưa cao. Trong khi đó, một số kết luận, kiến nghị, nghị quyết sau hoạt động giám sát chưa được quan tâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
Trên cơ sở kế thừa Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003), khái niệm “giám sát” được chỉnh lý, bổ sung theo hướng giám sát trong dự thảo Luật không chỉ là hoạt động “theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát” mà còn bao gồm cả việc “xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý”. Trong đó, chỉ QH mới có quyền giám sát tối cao và hoạt động giám sát tối cao phải được tiến hành tại kỳ họp QH và Nghị quyết giám sát của QH là quyết định cao nhất.
Xem chi tiết:
http://www.baohaiquan.vn/pages/ky-hop-thu-9-qh-khoa-xiii-hop-trong-29-ngay.aspx
http://www.baohaiquan.vn/pages/giai-dap-vuong-mac-xac-dinh-chu-so-huu-hang-hoa.aspx
http://www.baohaiquan.vn/pages/dien-xang-cung-tang-gia-la-ngau-nhien.aspx
http://www.baohaiquan.vn/pages/chi-co-quoc-hoi-thuc-hien-giam-sat-toi-cao.aspx
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
