Các báo ngành Tài chính ngày 26/06/2013
**Hội nghị giữa kỳ nhóm đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công; **Sửa Danh mục quản lý rủi ro: Chống thất thu ngân sách qua giá tính thuế; **Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,9%; ** Vướng mắc trong thanh khoản hồ sơ thông quan điện tử; **Cho phép thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia;**Những thách thức đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng khi tham gia TPP...

Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính đăng tin: Nhằm đánh giá tiến độ triển khai quan hệ đối tác và rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như tìm biện pháp để tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công, ngày 25/6/2013, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị giữa kỳ Nhóm đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; các Bộ, ngành có liên quan; các tổ chức quốc tế như WB, ADB, AFD, CIDA, JICA, Luxembourg, UNDP, Liên hợp quốc, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, USAID, SECO…
Phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) được thực hiện theo cam kết gia nhập WTO và Hiệp định Trị giá GATT (trị giá tính thuế). Tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC (15/12/2010) của Bộ Tài chính đã giao thẩm quyền xây dựng Danh mục QLRRNK về giá cho Tổng cục Hải quan, một mặt tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) chủ động khai báo hải quan, mặt khác nhằm ngăn chặn việc gian lận thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Thực hiện quy định nêu trên, ngành Hải quan đã ban hành Danh mục QLRRNK (ngày 22/1/2011 và sửa đổi, bổ sung tại công văn số 2334/TCHQ-TXNK ngày 23/5/2011, công văn số 5486/TCHQ-TXNK ngày 10/10/2012) gồm 20 nhóm mặt hàng là cơ sở dữ liệu giá để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của DN (Danh mục QLRRNK là căn cứ tính thuế không phải là căn cứ duy nhất để xác định trị giá tính thuế).
Theo Cục Thuế Xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), Danh mục QLRRNK là một trong những công cụ quan trọng giúp cơ quan hải quan nâng cao hiệu quả quản lý giá tính thuế; ngăn chặn tình trạng khai báo tùy tiện giá hàng nhập khẩu của DN; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của DN khi tham gia khai báo giá tính thuế hàng hóa…
Danh mục QLRRNK sửa đổi được xây dựng và điều chỉnh dựa trên thông tin do DN khai báo, các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng cung cấp, thông tin được cơ quan hải quan xác định và xác minh qua việc hợp tác với các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, hải quan thế giới, qua Internet, giá giao dịch trên thị trường…, nhằm đưa ra căn cứ giá tính thuế sát với thực tế - một công cụ quản lý giá tính thuế trước thông quan hàng hóa.
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán: 1 triệu đồng/1 người.
Việc nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được thực hiện theo hình thức sau:
- Bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản số 3511 của Cơ quan Uỷ ban Chứng khoán Nhà nuớc (mã đơn vị sử dụng ngân sách: 1059481) mở tại Kho bạc Nhà nước Tp. Hà Nội, nội dung nộp ghi rõ “nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho… (tên người được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán), số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu”.
Để hoàn tất thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo các cá nhân có tên trong danh sách kèm theo nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định của Thông tư 134/2009/TT-BTC ngày 01/07/2009 của Bộ Tài chính, cụ thể:
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán: 1 triệu đồng/1 người.
Việc nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được thực hiện theo hình thức sau:
- Bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản số 3511 của Cơ quan Uỷ ban Chứng khoán Nhà nuớc (mã đơn vị sử dụng ngân sách: 1059481) mở tại Kho bạc Nhà nước Tp. Hà Nội, nội dung nộp ghi rõ “nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho… (tên người được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán), số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu”.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đăng tin:Theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), nền kinh tế đã có những chuyển biến nhất định. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều có những cải thiện song vẫn chưa thể chủ quan bởi trước mắt vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn.
Báo cáo cho biết, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6 tháng qua ước đạt 4,9%, đạt xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm trước là 4,93%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,07%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,18%; Dịch vụ tăng 5,92%. Tốc độ tăng trưởng GDP quý II/2013 ước đạt 5%, cao hơn mức tăng 4,76% của quý I/2013.
Sản xuất công nghiệp đã bắt đầu có chuyển biến khi hàng tồn kho đang giảm dần. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đã tăng dần qua từng tháng và trong 6 tháng qua, chỉ số IIP ước tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số IIP quý II/2013 tăng 6%, đạt mức khá cao so với mức tăng 4,5% trong quý I. Nhóm ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tăng từ mức 4,6% ở quý I lên 6,9% trong quý II.
Về hoạt động phát triển doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký mới bắt đầu tăng so với cùng kỳ trong các tháng gần đây, 6 tháng của năm 2013 ước tăng 7,8%. Trong khi đó, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã bắt đầu quay trở lại hoạt động, 6 tháng qua đạt khoảng 9.300 doanh nghiệp. Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp hồi phục nhanh là khu vực bán lẻ, hoạt động dịch vụ lao động việc làm, cho thuê máy móc thiết bị, giáo dục đào tạo, y tế. Trong đó, một số lĩnh vực lại có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ với sự đào thải cao như xây dựng, đường sắt, đường bộ, vận tải viễn thông... Bên cạnh đó, một số khu vực tiếp tục khó khăn là ngân hàng, tài chính và nông, lâm, thủy sản...
Báo cáo cũng đưa ra những dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam, trong đó tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,5%. Chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm có thể sẽ cao hơn so với đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2013 sẽ ở mức khoảng 7%, thấp hơn so với mục tiêu khoảng 8% do Quốc hội đề ra.
Theo Tân Hoa xã, theo thông báo trên trang web của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tối 22/6, Thống đốc BoE Mervyn King và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên đã ký một thỏa thuận nhằm thiết lập cơ chế hoán đổi tiền tệ trong ba năm giữa đồng bảng Anh và đồng Nhân dân tệ (NDT).
BoE cho biết giá trị hoán đổi tối đa là 200 tỷ NDT/20 tỷ bảng. Cơ chế này có thể được sử dụng để thúc đẩy thương mại song phương và giúp bình ổn tình hình tài chính trong nước.
Việc ký kết thỏa thuận hoán đổi tiền tệ này là một bằng chứng về mối quan hệ cộng tác đáng chú ý giữa BoE và PBoC.
Thỏa thuận trên đạt được tiếp sau thông báo hôm 22/2 vừa qua của BoE và PboC về việc xúc tiến các cuộc thảo luận giữa hai bên.
Ngày 25/6/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức đầu thầu bán vàng miếng lần thứ 35 với tổng khối lượng trúng thầu đạt 26.000 lượng trên tổng số 26.000 lượng chào thầu.
Trong phiên đấu thầu này, đã có 8 thành viên trúng thầu là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với NHNN. Giá trúng thầu cao nhất là 38,63 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 38,57 triệu đồng/lượng.
Từ ngày 28/3/2013 đến nay, NHNN đã tổ chức 35 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 891.000 lượng trên tổng số 978.000 lượng chào thầu
Trên cơ sở đề nghị của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và UBND tỉnh An Giang về gia hạn thời gian vay mua tạm trữ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo theo Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 07/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/6/2013 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 4423/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại được chỉ định cho vay mua tạm trữ thóc, gạo thực hiện một số nội dung liên quan đến vấn đề này, cụ thể như sau:
Việc các ngân hàng thương mại vừa qua cho các doanh nghiệp thu mua tạm trữ thóc, gạo vẫn thực hiện theo cơ chế tín dụng thông thường (thời hạn cho vay căn cứ phương án kinh doanh của doanh nghiệp), Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp 100% lãi suất trong thời gian tối đa 3 tháng (đến 20/5/2013), do đó đối với các khoản cho vay tạm trữ theo Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 07/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi hết thời gian được hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng thương mại được chỉ định cho vay vẫn thu nợ và lãi bình thường theo phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Các ngân hàng thương mại cho vay bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo; trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu gạo nên không trả được nợ ngân hàng đúng hạn, các ngân hàng thương mại xem xét cụ thể từng trường hợp để cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo hướng dẫn tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2013 của Thống đốc NHNN.
Cùng với đó, các ngân hàng thương mại giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp tham gia chương trình cho vay tạm trữ, trách việc lợi dụng chính sách và khó khăn của thị trường để cố tình không trả nợ ngân hàng.
Ngày 24/6/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định số 1310/QĐ-NHNN chỉ định Ngân hàng phục vụ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn phương thức dựa trên kết quả tại 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng" do AusAID tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB)
Cụ thể, Thống đốc NHNN giao Ngân hàng TMCP Quân đội là ngân hàng phục vụ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Úc ủy thác qua WB trong khuôn khổ "Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn phương thức dựa trên kết quả tại 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng" theo Hiệp định tài trợ không hoàn lại (số TF013061) được ký ngày 24/4/2013 giữa đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đại diện WB.
Cũng tại Quyết định này, Thống đốc NHNN giao Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội chịu trách nhiệm thực hiện những quy định có liên quan tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNN, Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn của WB để phục vụ tốt việc thực hiện Dự án nêu trên.
Ngày 24/6/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các Quyết định số 1306 và 1307/QĐ-NHNN về việc thay đổi tên của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh thành phố Hà Nội
heo các Quyết định này, Thống đốc NHNN chấp thuận việc thay đổi tên của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ghi tại Điều 1 Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 02/GP-NHNN ngày 30/3/2006 thành Ngân hàng Mizuho Bank, Ltd - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; Chấp thuận việc thay đổi tên của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd - Chi nhánh thành phố Hà Nội ghi tại Điều 1 Giấy phép hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 26/NH-GP ngày 03/7/1996 thành Ngân hàng Mizuho Bank, Ltd - Chi nhánh thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh thành phố Hà Nội có trách nhiệm thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; công bố nội dung thay đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng.
Sau 05 năm thực hiện Chương trình Tam nông theo Nghị quyết TW 7 khóa X và sau 03 năm triển khai thực hiện NĐ 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn, cơ cấu tín dụng trên địa bàn Quảng Nam đã chuyển dịch mạnh sang hướng tập trung vốn cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Các TCTD đã ưu tiên một lượng lớn tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp - nông thôn với lãi suất ưu đãi. Từ năm 2008 đến cuối tháng 5/2013, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 25,48%/năm.
Đến ngày 31/5/2013, dư nợ cho vay tam nông trên địa bàn Quảng Nam đạt 6.344,77 tỷ đồng, với 1.845.372 lượt khách hàng vay. Số khách hàng còn dư nợ đến thời điểm hiện tại là 258.335 khách hàng, chiếm tỷ trọng 28,34% tổng dư nợ, tăng 4,88% so với đầu năm và tăng 15,27% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tín dụng chung trên địa bàn.
Trong đó, dư nợ cho vay thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn nông thôn qua Ngân hàng Chính sách Xã hội đến ngày 31/5/2013 đạt 2.473,07 tỷ đồng, chiếm 11,05% trên tổng dư nợ toàn địa bàn. Trong đó tập trung chủ yếu ở một số chương trình như: Cho vay hộ nghèo chiếm 36,06%; Cho vay học sinh - sinh viên chiếm 33,39%; Cho vay vùng khó khăn chiếm 9,19%; Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường chiếm 6,88%; Chương trình cho vay giải quyết việc làm chiếm 3,28%; Các chương trình khác chiếm 11,32%. Thông qua các Hội đoàn thể, nguồn vốn ưu đãi đã đến được với các hộ chính sách trên địa bàn. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ mà những hộ nghèo, những đối tượng thuộc diện ưu đãi trên địa bàn nông thôn Quảng Nam đã có điều kiện đầu tư vào sản xuất - kinh doanh và học tập để từng bước nâng cao đời sống.
Nguồn vốn cho vay được phân bổ ở nhiều lĩnh vực tại nông thôn với đối tượng cho vay cũng được mở rộng từ cá nhân, kinh tế hộ đến các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nông thôn của tỉnh, trong đó, đầu tư tín dụng cho kinh tế hộ gia đình rất được quan tâm, chú trọng (chiếm tỷ trọng 41,8% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn). Đây là loại hình kinh tế chủ yếu, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và trực tiếp nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn nông thôn Quảng Nam.
Ngày 24/6/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định số 1310/QĐ-NHNN chỉ định Ngân hàng phục vụ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn phương thức dựa trên kết quả tại 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng" do AusAID tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB).
Cụ thể, Thống đốc NHNN giao Ngân hàng TMCP Quân đội là ngân hàng phục vụ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Úc ủy thác qua WB trong khuôn khổ "Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn phương thức dựa trên kết quả tại 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng" theo Hiệp định tài trợ không hoàn lại (số TF013061) được ký ngày 24/4/2013 giữa đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đại diện WB.
Cũng tại Quyết định này, Thống đốc NHNN giao Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội chịu trách nhiệm thực hiện những quy định có liên quan tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNN, Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn của WB để phục vụ tốt việc thực hiện Dự án nêu trên.
Xem chi tiết:
Báo Hải quan online đăng tin: Theo Cục Hải quan Bình Phước, trong quá trình thực hiện thanh khoản loại hình sản xuất, xuất khẩu, đơn vị thường xuyên gặp vướng mắc về chương trình thông quan điện tử khi thực hiện thanh khoản các bộ hồ sơ sản xuất, xuất khẩu
Cụ thể khi tiến hành chạy thanh khoản trên hệ thống thông quan điện tử, công chức thanh khoản đã kiểm tra các thông tin phía doanh nghiệp truyền tại hệ thống và kiểm tra danh sách tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu đưa vào thanh khoản rồi mới chấp nhận và chạy thanh lí hồ sơ.
Tuy nhiên, sau khi chạy xong thanh lí, tiến hành khai thác các bảng biểu để kiểm tra thì một số tờ khai xuất khẩu lại bị thiếu so với bảng kê trước khi chạy thanh lí dẫn tới số liệu tại các báo cáo không đúng.
Tương tự, khi công chức cập nhật thủ công và chạy thanh khoản trên hệ thống sản xuất, xuất khẩu thì cũng phát sinh tình trạng như trên.
Do hệ thống phát sinh lỗi như trên nên toàn bộ hồ sơ thanh khoản loại hình sản xuất, xuất khẩu tạm thời không thanh khoản được. Hiện nay, lượng hồ sơ đủ điều kiện thanh khoản nhưng chưa được thanh khoản do nguyên nhân như đã nêu trên tại các chi cục phát sinh nhiều dẫn tới làm phát sinh nợ thuế quá hạn trên hệ thống KT559 ngày càng tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp.
Trước tình trạng trên, Cục Hải quan Bình Phước cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi Cục Công nghệ thông tin và Thông kê Hải quan sớm có hướng dẫn khắc phục để đơn vị có thể thực hiện thanh khoản hồ sơ cho doanh nghiệp
Ngày 25-6, liên Bộ Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 84/2013/TT-BCT-BGTVT-BTC hướng dẫn Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia (NSW).
Để thực hiện các cam kết trong Hiệp định thư và Nghị định thư về triển khai NSW và tham gia Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 48/2011/QĐ-TTg thí điểm thực hiện NSW.
Tuy nhiên, để triển khai thực hiện trong thực tế Cơ chế hải quan một cửa quốc gia, Việt Nam cần xây dựng cơ sở pháp lý cụ thể cho việc triển khai, vận hành cũng như kết nối các cơ quan có liên quan trong cơ chế hải quan một cửa quốc gia.
Thông tư liên tịch số 84 là cơ sở pháp lý ban đầu cho việc triển khai giai đoạn 2 thí điểm NSW theo lộ trình đối với 3 Bộ: Công thương, Giao thông vận tải, Tài chính đã được xác định trong Quyết định 48/2011/QĐ-TTg.
Việc ban hành Thông tư này sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng ứng dụng thông tin trong việc xử lý các thủ tục hành chính và trao đổi thông tin giữa các Bộ, là tiền đề để thay đổi phương thức quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và phương tiện vận tải, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Cục Hải quan Đồng Nai vừa có công văn gửi giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn lưu ý về thời hạn nộp thuế theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 1-7-2013.
Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị doanh nghiệp khi thực hiện đặc biệt lưu ý khoản 3 Điều 42 quy định thời hạn nộp thuế.
Tại điểm a của khoản 3 Điều 42 có quy định hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp thuế tối đa là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện gồm: có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất hai năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế; nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt; tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê; thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết:
http://www.baohaiquan.vn/pages/vuong-thanh-khoan-ho-so-thong-quan-dien-tu.aspx
http://www.baohaiquan.vn/pages/ban-hanh-thong-tu-ve-co-che-mot-cua-quoc-gia.aspx
Tạp chí Tài chính đăng bài: Khu vực hóa và toàn cầu hóa là kết quả tất yếu của quá trình tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia một cách tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó phải nói đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
TPP được coi là một hiệp định với phạm vi rộng, mức độ cam kết sâu và là một hiệp định của thế kỷ XXI bởi: TPP có thể được mở rộng ra đối với các thành viên APEC, thậm chí ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương; TPP mở cửa thị trường toàn diện, cắt giảm gần như toàn bộ 100% thuế quan, phạm vi đàm phán của TPP rộng bao gồm 22 lĩnh vực; Các lĩnh vực đàm phán ưu tiên hiện nay bao gồm dịch vụ tài chính, đầu tư, lao động và sở hữu trí tuệ… Ngoài ra, những vấn đề về lao động, môi trường hay công đoàn cũng được đàm phán.
TPP là hiệp định thương mại tự do khu vực toàn diện, có thể đem đến những cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với các thành viên TPP khác, có nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, thuận lợi trong tiếp cận thị trường các nước…
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khi gia nhập vào sân chơi mới này, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Xem chi tiết:
Vướng mắc về tài chính, nợ xấu luôn là lực cản lớn đối với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Xử lý được vấn đề này sẽ tạo lực đẩy quan trọng cho tiến trình đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp (DN). Thực tế, việc làm này đã được Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) kiên trì thực hiện từ nhiều năm nay và đã mang lại kết quả tích cực…
Một trong những yêu cầu đặt ra là muốn tái cơ cấu DN thì phải xử lý dứt điểm các “lực cản” là nợ và âm vốn chủ sở hữu. Yêu cầu này là hết sức khó khăn với hầu hết các DN đang lâm vào khó khăn về tài chính và loay hoay tìm cách thoát khỏi “vòng luẩn quẩn”. Nút thắt này đã được DATC hóa giải bằng cách cơ cấu lại tài chính, xử lý nợ tồn đọng thông qua mua bán nợ, tái cơ cấu DN. Việc làm này đã mở ra lối thoát cho nhiều DN trước nguy cơ phá sản, hơn nữa còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Lợi ích mà DATC đem lại không chỉ cho bản thân với các DN khách nợ mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn.
Bằng giải pháp và phương thức cơ bản là tập trung vào hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu lại DN, DATC đã giúp các DN (mà DATC tham gia mua nợ) cơ cấu lại tài chính, bảo đảm có vốn tiếp tục hoạt động. Đặc biệt, Công ty còn giúp các DN đủ điều kiện để chuyển đổi sở hữu, tìm kiếm các đối tác, nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vốn, hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý cũng như phát triển sau khi được chuyển đổi sở hữu.
Tuy nhiên, không phải khoản nợ nào cũng được DATC lựa chọn để giải cứu. Với hệ thống tiêu chí như: DN có tiềm năng phát triển và có thể phát triển có hiệu quả nếu được hỗ trợ giải quyết những khó khăn tạm thời đang gặp phải; DN và các cơ quan liên quan sẵn sàng hợp tác với DATC trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm xử lý khó khăn cho DN, để DN tiếp tục tồn tại, phát triển có hiệu quả hơn; việc xử lý nợ phải mang lại những tác động tích cực đối với xã hội (như việc góp phần thúc đẩy quá trình sắp sếp lại, chuyển đổi sở hữu DNNN, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, ổn định chính trị - xã hội)...
Xem chi tiết:
http://tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Kinh-doanh/Hieu-ung-tich-cuc-tu-DATC/26902.tctc
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIII. Các nội dung sửa đổi được dư luận đánh giá là “đột phá trong cải cách”, hỗ trợ nguồn lực tài chính cho DN, đẩy mạnh nuôi dưỡng nguồn thu…
rong bối cảnh hiện nay, việc giảm thuế TNDN không phải là “cây đũa thần” ngay lập tức giúp DN thoát khỏi khó khăn nhưng nó là động lực hết sức quan trọng tạo niềm tin cho cộng đồng DN và là giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu. Đạo lý căn bản này đã được hiện thực hóa bằng các quy định sửa đổi, bổ sung trong Luật Thuế TNDN theo hướng giảm áp lực tài chính cho DN, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất mang tính đột phá là việc giảm mạnh mức thuế suất. Giai đoạn 2014-2015, mức thuế suất phổ thông áp dụng là 22%; đối với DN nhỏ và vừa có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng/ năm, sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian áp dụng mức thuế suất 20%. Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% trong giai đoạn 2014-2015 chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 1/1/2016. Đồng thời, điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi 20% xuống 17% kể từ 1/1/2016 vừa đảm bảo sự tương quan giữa mức thuế suất phổ thông 20% với mức thuế suất ưu đãi 10% và vẫn đảm bảo sự hấp dẫn của mức thuế suất ưu đãi 10% so với mức thuế suất ưu đãi 17%.
Với mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 22% và áp dụng thuế suất 20% đối với DN có quy mô nhỏ và vừa là đảm bảo tính hấp dẫn cạnh tranh thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực. Đồng thời, mức thuế suất này cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm áp dụng, không làm xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. DN có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn so với các trường hợp thông thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích lũy tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mức thuế 10% được áp dụng cho các khoản thu nhập của DN đến từ việc thực hiện dự án nghiên cứu phát triển, dự án ứng dụng ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo DN công nghệ cao; thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua; thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo) của cơ quan báo chí; thu nhập từ hoạt động xuất bản của cơ quan xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản… cũng được đánh giá là những cải cách mang tính đột phá, tạo động lực cho các DN, tổ chức trong lĩnh vực này phát triển.
Xem chi tiết:
http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Khoan-suc-dan-nuoi-duong-nguon-thu/26807.tctc
Tạp chí Thuế đăng tin: Ngày 25/6, tại Hà Nội, Bộ Tài chính (BTC) đã tổ chức “Hội nghị giữa kỳ Nhóm đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công” với sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Jica, IMF.
Xem chi tiết:
Xem chi tiết:
Xem chi tiết:
Trong 5 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố gặp rất nhiều khó khăn, sức mua giảm; hàng hóa tồn kho, nhất là bất động sản tiêu thụ chậm; tăng trưởng tín dụng thấp… đã ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách, tiến độ thu ngân sách 6 tháng đạt thấp (dưới 40% dự toán) và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012.
Theo số liệu báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2013 của Cục Hải quan Hà Nội thì tính đến ngày 15/5/2013, tổng số thu nộp ngân sách tại đơn vị này là 4.636,5 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng mới chỉ đạt 19,19% chỉ tiêu được giao năm 2013.
Để phấn đấu đạt mức cao nhất nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013 theo dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ, HĐND thành phố giao, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã bám sát các giải pháp của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND thành phố để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ về phát triển kinh tế, đồng thời triển khai quyết liệt và hiệu quả Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013, cụ thể:
- Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết nợ xấu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và dự toán thu ngân sách nhà nước ở mức cao nhất;
Xem chi tiết:
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, chống gian lận trong việc nhập khẩu mặt hàng thời trang.
Theo thông tin của Ngành Hải quan, thời gian qua hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại các mặt hàng thời trang mang thương hiệu uy tín đang có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau. Các đối tượng thường sử dụng doanh nghiệp mới được thành lập, không có trụ sở rõ ràng và thuê người đứng tên pháp lí để thực hiện việc nhập khẩu cho chủ hàng thật nhằm lẩn tránh pháp luật nếu bị phát hiện vi phạm.
Để trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan, các đối tượng còn cố tình khai báo sai hoặc không khai báo về nhãn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa để nhập khẩu hàng chính hiệu, hàng có nhãn hiệu cụ thể. Mặt khác, các đối tượng lợi dụng việc phân luồng kiểm tra hàng hóa, sử dụng loại hình tạm nhập tái xuất để nhập lậu, vận chuyển trái phép hàng giả vào Việt Nam tiêu thụ.
Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành kế hoạch triển khai tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận trong hoạt động nhập khẩu hàng thời trang và yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình làm thủ tục hải quan, đấu tranh chống buôn lậu tại đơn vị để triển khai một cách hiệu quả.
Xem chi tiết:
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
