Các báo viết về Tài chính ngày 04/06/2014
**Áp trần giá sữa chỉ mang lợi ích ngắn hạn?; **Kiên quyết xử lý công chức hải quan có hành vi nhũng nhiễu; **Yêu cầu Trung Quốc “trả lời” gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam; **Người tiêu dùng Đông Nam Á: Sẵn sàng với kinh doanh chia sẻ;...

- "Áp trần giá sữa chỉ mang lợi ích ngắn hạn?". Đối với việc áp trần giá sữa bán buôn được thực hiện từ ngày 1/6 vừa qua và tới ngày 21/6 là hạn cuối để thực hiện áp trần với giá sữa bán lẻ, ông Adam R. Sitkoff - Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) - đã chia sẻ, nhận định nhiều ý kiến về vấn đề này.
http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/ap-tran-gia-sua-chi-mang-loi-ich-ngan-han
- "Kiên quyết xử lý công chức hải quan có hành vi nhũng nhiễu". Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại, ngành Hải quan đã và đang tiến hành cải cách mạnh mẽ bằng nhiều hình thức. Những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan được Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng DN ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, trong thực tế, đâu đó vẫn còn hiện tượng CBCC Hải quan làm chưa hết trách nhiệm, hay có thái độ gây khó dễ, hạch sách DN… Đơn cử, trường hợp của Công ty cổ phần Dệt 10/10 mở tờ khai hải quan số 1478/NKD tại một Chi cục thuộc Cục Hải quan Hà Nội. DN đã nộp thuế, Chi cục nhận được giấy báo có của Kho bạc ngày 5-5-2014 nhưng đến ngày 13-5-2014 mới cập nhập vào hệ thống, dẫn tới việc hệ thống không trừ nợ khiến DN bị nợ thuế. Cùng với đó là việc DN này bị CBCC Hải quan Hải Phòng hạch sách…, đã khiến DN bất bình.
Nắm được thông tin về sự việc, ngay lập tức lãnh đạo Tổng cục Hải quan trực tiếp gặp và gỡ vướng cho DN, đồng thời cử cán bộ trực tiếp kiểm tra và làm rõ. Nguyên nhân cũng do từ nhiều phía: lỗi hệ thống, lỗi do cán bộ chưa làm hết trách nhiệm và một phần lỗi do DN khai sai loại hình. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn xử lý trường hợp của Công ty này.
Và kiên quyết không để tình trạng nêu trên tiếp diễn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đã có công văn chấn chỉnh, yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cán bộ Hải quan.
Song song với đó, Phó Tổng cục trưởng yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố ngoài việc thực hiện đúng các quy trình đã quy định, bố trí đủ nhân lực tại các chi cục để việc cập nhật được chính xác, thì Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng cục nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ tại đơn vị trong việc xử lý nợ của DN.
Có thể khẳng định, những hành vi làm sai quy định, chưa làm hết trách nhiệm hay những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu DN luôn được ngành Hải quan chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
Xem chi tiết:
http://www.baohaiquan.vn/pages/kien-quyet-xu-ly-can-bo-hai-quan-co-hanh-vi-nhung-nhieu.aspx
- "Yêu cầu Trung Quốc “trả lời” gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam". Đó là yêu cầu của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) gửi các Cơ quan chức năng phía Trung Quốc trong thông báo phát đi mới đây.
Theo đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) vừa có Thông báo số 896/QLCL-CL2 gửi Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (AQSIQ) và Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, NAFIQAD nhận được thông báo có 17 trường hợp lô hàng thực phẩm (gồm hoa quả và các loại củ) có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa xuất khẩu sang Việt Nam bị phát hiện có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt Nam.
Do đó, để tránh tái diễn trường hợp tương tự và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam;
NAFIQAD đề nghị các Cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra rõ nguyên nhân vụ việc, truy xuất nguồn gốc các lô hàng vi phạm và sớm thông báo kết quả thực hiện tới NAFIQAD, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Đồng thời, yêu cầu phía Trung Quốc có kế hoạch thực hiện việc áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp đối với những lô hàng nói trên.
Như BizLIVE đã đưa tin trước đó, NAFIQUAD đã phát hiện 17 lô hàng vi phạm (Bắt giữ 280 tấn củ quả nhiễm chất độc hại tuồn vào Việt Nam).
Có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ từ Trung Quốc chứa chất độc hại bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng.
Hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị phát hiện đều vượt mức quy định từ 0,1-3mg/kg bao gồm: Carbendazim (dùng để diệt nấm), Difenoconazol, Thiophanate, Propargite (dùng để diệt nhện) và Methomyl.
Xem chi tiết:
- "Người tiêu dùng Đông Nam Á: Sẵn sàng với kinh doanh chia sẻ". Theo một nghiên cứu gần đây của Nielsen, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á đang hình thành nhiều cộng đồng kinh doanh theo hình thức chia sẻ tài sản cá nhân, đặc biệt tại Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Mô hình kinh doanh chia sẻ là hình thức cùng nhau hợp tác tiêu thụ và cho thuê đồ dùng giữa những người đồng cấp với nhau. Người tham gia mô hình kinh doanh này sẽ thuê hoặc chia sẻ các tài sản họ sở hữu như đồ nội thất, dụng cụ thể thao, xe hơi và nhà cửa.
Tạp chí Forbes ước tính doanh thu có được từ việc chuyển đổi tính năng của tài sản cá nhân thành công cụ kiếm tiền thông qua mô hình kinh doanh chia sẻ sẽ lên đến hơn 3,5 tỷ USD trong năm nay, tăng hơn 25% so với trước.
Nền móng cho sự xuất hiện của mô hình kinh tế chia sẻ chính là sự phát triển nhanh chóng của internet trong khu vực. Sự kết nối giữa những người tiêu dùng với nhau là yếu tố chính cho mô hình kinh doanh chia sẻ này, do đó, mô hình này có thể sẽ phát triển ở mức độ cao hơn trong những năm tới.
Người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á đón nhận hình thức kinh doanh chia sẻ khá nhanh và hiệu quả, 4 trong 5 thị trường hàng đầu tại đây đã có nhiều cộng đồng sẵn sàng chia sẻ hoặc thuê các tài sản cá nhân nhằm tiết kiệm và kiếm thêm thu nhập, Báo cáo của Nielsen cho biết.
Xem chi tiết:
- "Giá USD tăng do tâm lý". Giá đô la Mỹ (USD) của các ngân hàng và trên thị trường tự do ngày 3/6 đã tăng rất mạnh so với ngày trước đó. Từ sáng đến chiều, giá USD tại các ngân hàng đã tăng thêm từ 40 - 65 đồng.
Đến cuối ngày, giá USD niêm yết của Vietcombank ở mức 21.180- 21.240 đồng/USD mua vào, bán ra. So với mức của ngày trước đó, giá USD tại ngân hàng này đã tăng thêm 50 - 60 đồng. Vietinbank có mức tăng cao nhất khi niêm yết cuối ngày ở mức 21.195– 21.242 đồng/USD mua vào, bán ra.
Giá USD trên thị trường tự do cũng có biến động khá mạnh với mức mua phổ biến ở mức 21.330- 21.360 đồng/USD mua vào bán ra. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, thị trường vàng, ngoại tệ thời gian qua biến động do yếu tố tâm lý. NHNN cũng khẳng định có đủ vàng và ngoại tệ để can thiệp khi cần thiết.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/gia-usd-tang-do-tam-ly-712597.tpo
- "Tọa đàm trực tuyến “Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức”. Sáng nay (4/6/2014), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức” từ 9h00-11h30 tại hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM. Tới tham dự buổi tọa đàm tại đầu cầu Hà Nội có ông Trần Nguyên Năm - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương); Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam; Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội; Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng Giám đốc thường trực – Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro); Ông Nguyễn Trọng Tuấn - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bán lẻ và Quản lý Bất động sản Đại Dương (gọi tắt là Ocean Retail), đơn vị quản lý và vận hành chuỗi siêu thị Ocean Mart.
Tại đầu cầu TP HCM có ông Nguyễn Quốc Bảo - Chủ tịch Hội đồng Quản trị DT 24, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM; Ông Trần Nhật Linh - Giám đốc kênh bán hàng phi truyền thống Công ty Cổ phần Thế giới Di động.
Tại buổi tọa đàm, đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các doanh nghiệp sẽ nhận định về thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trước giờ mở cửa hoàn toàn (11/1/2015) theo cam kết gia nhập WTO; Phân tích và dự báo kịch bản cho thị trường bán lẻ Việt Nam khi mở cửa; Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp; Dự báo về tương lai của thị trường bán lẻ Việt Nam…
Xem chi tiết:
Điều bà con quan tâm nhất là chiếc tàu này cung cấp vật tư nhiên liệu ngay trên biển, nhưng giá cả cũng chỉ ngang bằng với giá niêm yết tại các trạm xăng dầu trên đất liền. Chủ của chiếc tàu này là ngư dân Huỳnh Minh Cảnh nổi tiếng sản xuất kinh doanh giỏi và dày dạn kinh nghiệm trên các ngư trường khơi xa.
Gắn trọn cuộc đời với nghề biển, anh Huỳnh Minh Cảnh, sinh năm 1960, ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam có một gia sản đáng nể: Sở hữu riêng 2 chiếc tàu chuyên hành nghề xa bờ, trong đó có một chiếc tàu lắp 2 chân vịt có tổng công suất 1.100 CV trị giá trên 5 tỷ đồng vừa hạ thủy cách đây không lâu và đang hành nghề ở ngư trường Hoàng Sa.
Sáng nay 7:00 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đứng tại 1.244,7USD/oz, tăng 1,2USD, tương ứng 0,1% so với chốt phiên trước.
Xem chi tiết:
Anh Trần Thanh Nhân – một hộ nuôi sâu gạo tại xã Tân Nhựt, Bình Chánh cho biết thêm, việc nuôi sâu gạo lâu nay như nuôi… con gà, con vịt. Chẳng ai quan tâm đến việc đi đăng ký nuôi sâu gạo với chính quyền. Và mặc nhiên, chính quyền cũng chẳng kiểm tra chuồng trại ra sao. “Tôi nuôi sâu gạo đã 3 năm nay. Khi nuôi, tôi chẳng đăng ký với ai” - anh Nhân nói.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện tại một số quận, huyện thành phố như quận 2, quận 7, Nhà Bè, Củ Chi… có một số hộ nuôi sâu gạo từ vài năm nay. Riêng huyện Bình Chánh có hơn chục hộ đang nuôi sâu gạo. Tại huyện Củ Chi có hộ mỗi ngày bán ra thị trường cả 1.000 lon sâu.
Theo chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, các chi cục phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu gạo, đồng thời phối hợp các ban ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân. Ông Nguyễn Văn Đức Tiến – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM cho biết, sắp tới chi cục sẽ cho kiểm tra lại việc người dân thành phố có nuôi sâu gạo hay không, nếu phát hiện có việc nuôi loài này sẽ tiến hành xử lý và xử phạt...
Kết quả này đã được công bố tại buổi toạ đàm chính sách lần thứ 11 về công tác phát triển nguồn lực nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong nông nghiệp cho các nước trong giai đoạn chuyển đổi tại khu vực Đông Nam Á được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Phân tích từ Phòng Thuế xuất nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, số thu ngân sách Nhà nước 7.551 tỷ đồng mà Hải quan Quảng Ninh đã đạt được chủ yếu là thu qua khu vực cảng biển (chiếm tỷ trọng 95,5%). Trong đó, nhóm hàng than xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu là hai nhóm mặt hàng đóng góp chính, chiếm tỷ trọng tới 72% số thu toàn Cục. Mặc dù chịu tác động không thuận từ chính sách hạn chế xuất khẩu than để phục vụ sản xuất trong nước nhưng tính đến 25/5/2014, nhóm hàng than xuất khẩu đã đóng góp số thu 565 tỷ đồng. Với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, do lượng nhập tăng 3,5%, mức thuế suất tăng hơn từ 5-6% so với mức thuế suất cùng kỳ năm 2013 nên số thu từ mặt hàng này đã tăng 34% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 4.927 tỷ đồng.
Ngoài than và xăng dầu, nhóm hàng hóa khác cũng đã đóng góp 2.059 tỷ đồng, chiếm 27,2% số thu toàn Cục, tăng 96% so với năm 2013, tập trung chủ yếu tại khu vực cảng biển, gồm: máy móc thiết bị phục vụ các dự án đầu tư, nguyên liệu sản xuất dầu thực vật, lúa mỳ, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, ô tô nguyên chiếc, máy móc thiết bị, phân bón.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng vẫn còn không ít khó khăn thì những kết quả trên phản ánh nỗ lực không ngừng của Hải quan Quảng Ninh trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước. Ông Nguyễn Thế Việt, Phó Phòng Thuế xuất nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho biết: Ngay từ đầu năm 2014, đã có nhiều nhóm giải pháp được Hải quan Quảng Ninh xây dựng và triển khai thực hiện; trong đó, nhóm giải pháp về cải cách, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu được đặc biệt chú trọng, qua đó đã tạo được niềm tin và thu hút doanh nghiệp.
Xem chi tiết:
Sau một thời gian dài nằm bất động, mới đây, phía PVR, chủ đầu tư lại đưa ra cam kết sẽ khởi động lại Dự án Hà Nội Times Tower ngay trong tháng 5/2014. Thế nhưng, hiện đã hết tháng 5, dự án vẫn chưa chính thức được triển khai trở lại.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản về việc tái khởi động Hà Nội Times Tower, ông Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng giám đốc PVR khẳng định, Công ty đã có kế hoạch khởi động lại dự án này. Tuy nhiên, thời gian tái khởi động được dời sang tháng 6, nghĩa là sau Đại hội đồng cổ đông, chứ không phải diễn ra trong tháng 5 như dự kiến ban đầu.
Lý giải việc dự án bị tạm dừng trong thời gian gần đây, ông Hùng khẳng định, việc này không liên quan đến quá trình thoái vốn của một số cổ đông lớn như đồn đoán của thị trường. Việc tạm dừng triển khai dự án vừa qua, chỉ vì chủ đầu tư muốn có thời gian làm việc với khách hàng, nhằm thỏa thuận các điều kiện để có thể tiếp tục thực hiện.
Theo ông Hùng, để tiếp tục triển khai xây dựng Hà Nội Times Tower, PVR rất cần sự đồng thuận, ủng hộ từ phía khách hàng, bởi bối cảnh thực hiện dự án hiện tại đã khác nhiều so với thời gian mới khởi công. Tuy nhiên, trong các buổi làm việc, thỏa thuận mà PVR tổ chức với thiện chí cùng tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ, phần lớn khách hàng đã không tham dự.
Xem chi tiết:
Thông tin trên được Bộ Công thương đưa ra tại "Hội nghị bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản" vào chiều ngày 3.6.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu trong tháng 5 lại có sự sụt giảm mạnh, giảm đến 17% so với tháng 4. Bên cạnh đó, ngoài các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đều có mức tăng trưởng dương thì riêng thị trường Trung Quốc lại có sự sụt giảm hơn 7% do xuất khẩu sắn và cao su đều giảm.
9 ngân hàng bao gồm Vietinbank, Agribank, Vietcombank, DongA Bank, ABBank, HDBank, MHB, SCB, VID Public Bank. Trong đó, Sacombank tham gia hỗ trợ 174 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp với mức lãi suất từ 7%/năm.
Đây là những doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực ưu tiên, được vay với lãi suất vay tối đa 8%/năm (ngắn hạn) và 11%/năm (trung và dài hạn).
Xem chi tiết:
- "Đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc Trung Quốc". Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT khai thác sâu hơn các thị trường truyền thống, đồng thời tìm thêm các thị trường mới.
“Việc Trung Quốc (TQ) đặt giàn khoan trái phép phần nào đó ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam (VN), nhất là thủy sản, tác động trực tiếp đến hoạt động khai thác, đánh bắt trên biển. Đây là nơi chiếm sản lượng xuất khẩu thủy sản lớn của VN. VN tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế với TQ là điều cần thiết nhưng mặt khác, VN cũng cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường, để có thêm thị trường mới tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường TQ”. Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại Hội nghị bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản do Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức vào ngày 3-6.
Xem chi tiết:
http://plo.vn/kinh-te/da-dang-hoa-thi-truong-tranh-le-thuoc-trung-quoc-473041.html
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
