Các báo viết về Tài chính ngày 05/05/2014
**Truy thu gần 400 tỷ tiền thuế: Bộ Tài chính có bị doanh nghiệp khởi kiện?; Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đã đến thời của doanh nghiệp tư nhân; **Toàn ngân hàng lớn, doanh nghiệp “bé” tìm vốn ở đâu; **Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh nhất; **Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; ...

- "Truy thu gần 400 tỷ tiền thuế: Bộ Tài chính có bị doanh nghiệp khởi kiện?". Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp (DN) năm 2014, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu đã kiến nghị Thủ tướng hủy bỏ việc truy thu gần 400 tỉ đồng tiền thuế với 8 DN xăng dầu. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng Thủ tướng đã đồng ý và vẫn giữ nguyên quan điểm truy thu. Liệu DN xăng dầu có khởi kiện Bộ Tài chính như đã thách thức?
- "Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đã đến thời của doanh nghiệp tư nhân". Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp tư nhân tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 4/5.
Lý giải về việc trong quý I/2014 chỉ thu hút được 3,3 tỷ USD, chỉ bằng nửa so với quý I/2013), Bộ trưởng Vinh nêu nguyên do, năm ngoái có 2 dự án lớn đầu tư vào Việt Nam là dự án của Samsung Thái Nguyên (2 tỷ USD) và dự án lọc đầu Nghi Sơn Thanh Hóa (2,8 tỷ USD), làm cho tổng mức đầu tư FDI của quý I/2013 tăng đột biến. Ngược lại trong quý I năm nay không có những dự án lớn như vậy đầu tư vào Việt Nam. Như vậy không có nghĩa là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm mạnh.
“Trong năm 2014, Bộ KHĐT dự báo tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam không giảm so với năm 2013 và có một số dự án lớn hiện cũng đang đàm phán để có thể ký kết trong năm 2014” – ông Vinh nói.
Bên cạnh nguồn vốn, Bộ trưởng Vinh cũng thừa nhận trong thời gian qua việc chuyển giao công nghệ trực tiếp chưa được nhiều như mong muốn. Trong khoảng gần 16.000 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hầu hết ở dạng 100% vốn của nước ngoài. Nhu cầu hoặc điều kiện để chuyển giao trực tiếp công nghệ cho một đối tác liên doanh là ít.
“Chúng ta cần đổi mới công nghệ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trong nước phải cạnh tranh và phải nâng cao chất lượng công nghệ của mình. Đấy cũng là một tác động mạnh trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ” – ông Vinh nói.
Xem chi tiết:
http://infonet.vn/bo-truong-bui-quang-vinh-da-den-thoi-cua-doanh-nghiep-tu-nhan-post128873.info
- "Toàn ngân hàng lớn, doanh nghiệp “bé” tìm vốn ở đâu?". Theo lộ trình của đề án 254, trong năm 2014, khoảng 7 ngân hàng nhỏ, yếu sẽ bị sáp nhập, hợp nhất và như vậy lũy kế sẽ có 15-17 thương hiệu ngân hàng biến mất khỏi thị trường bởi sự nghiệt ngã của tái cấu trúc.
Tại sao thị trường lại không có ngân hàng nhỏ? Khoảng trống về phân khúc doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp mà ngân hàng nhỏ từng phục vụ có còn được quan tâm?
Một thời, vì bức xúc và gần như bất lực trước tình trạng các ngân hàng nhỏ, yếu thanh khoản đẩy cao lãi suất tiền gửi hút khách hàng của ngân hàng lớn, một lãnh đạo cao cấp của ngành ngân hàng lúc đó từng thốt lên: “Đàn cá lòng tong làm đục nước!”.
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/20140504115336382P0C6/toan-ngan-hang-lon-doanh-nghiep-be-tim-von-o-dau.htm
- "Làm tư nhân khó vay gói 30.000 tỷ". Vật lộn gần 2 tháng với hàng loạt giấy tờ sao kê, xác nhận... nhưng anh Sanh (công tác tại Công ty Du lịch Sao Việt) vẫn chưa được ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay vốn. Anh Sanh kể, lúc đầu anh xin xác nhận của phường về thực trạng nhà ở, phường nói họ chỉ xác nhận cho người có hộ khẩu thường trú, không xác nhận cho sổ hộ khẩu tạm trú (dù đã 2 năm) của vợ chồng anh. Sau vài lần chạy qua chạy lại phường để “khiếu kiện”, anh đã xin được xác nhận của phường và vội mang hồ sơ đến nộp cho ngân hàng. Nhưng chỉ sau một ngày tiếp nhận hồ sơ, phía ngân hàng đã hồi âm: Vợ chồng anh đều làm tư nhân nên hồ sơ không đủ điều kiện, cần thêm tài sản thế chấp. Thừa nhận thực tế các khách hàng làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân rất khó tiếp cận nguồn vốn vay 30.000 tỷ, một nhân viên bất động sản cho hay, ngân hàng chỉ thích cho “người nhà nước” vay vì được “nắm đằng chuôi” khi người vay cam kết ủy quyền cho cơ quan tự trích các khoản thu nhập của người vay để trả nợ; nếu người vay thôi việc, cơ quan sẽ giữ lại toàn bộ thu nhập khi thôi việc để trích trả nợ khoản vay cho ngân hàng. Do đó, các khách hàng cá nhân muốn vay gói 30.000 tỷ thường tìm cách gia tăng thời hạn hợp đồng lao động và tăng khống mức lương thực tế lên rất cao để lấy được lòng tin của ngân hàng, song cũng vẫn khó.
http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/thi-truong/201405/lam-tu-nhan-kho-vay-goi-30000-ty-480241/
- "Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh nhất". Theo Cục XNK (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ hiện là thị trường NK lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 22% thị phần.
Hoa Kỳ dẫn đầu NK thủy sản Việt Nam ở 4 mặt hàng là tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ. Trong năm 2014, thị trường Hoa Kỳ có những dấu hiệu tích cực. Bằng chứng là, xét trên toàn cảnh XK thủy sản Việt Nam dịp đầu năm thì hầu hết các mặt hàng XK đều giảm (trừ mặt hàng tôm). Tuy nhiên, ở thị trường Hoa Kỳ các mặt hàng chính XK đều tăng, trong đó có tôm và cá tra (hai mặt hàng chiếm 80% trong tổng kim ngạch XK thủy sản) có mức tăng trưởng mạnh (tôm tăng 163%, cá tra tăng 44,6%).
Trong 3 thị trường chính của thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thì thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013 và đầu năm 2014 (tăng 27,4% trong năm 2013 và 87,8% trong tháng 1-2014), góp phần quan trọng trong thành tích của XK thủy sản Việt Nam (năm 2013 tăng 9,6% và trong tháng 1-2014 tăng 19,9%).
Động lực chính của sự tăng trưởng này chủ yếu là do mức tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm và sự hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 và năm 2014. Tuy nhiên, theo Cục XNK, đây cũng là thị trường phức tạp và khó khăn nhất về các tranh chấp đối với hai mặt hàng chủ lực của thủy sản XK Việt Nam là tôm và cá tra.
Xem chi tiết:
http://www.baohaiquan.vn/pages/xuat-khau-thuy-san-sang-hoa-ky-tang-truong-manh-nhat.aspx
- "Tài nguyên có thể thúc đẩy tăng trưởng công bằng". Nếu tài nguyên được quản lý một cách chặt chẽ, có trách nhiệm thì nguồn thu từ ngành công nghiệp khai thác có thể thúc đẩy trăng trưởng, giảm bất bình đẳng và đưa người dân thoát nghèo – Đó là thực tế đã được chứng minh tại các quốc gia thuộc khu vực Andes và những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho các quốc gia giàu tài nguyên.
Cộng đồng các quốc gia vùng Andes là các nhà xuất khẩu hàng hóa quan trọng. Công nghiệp khai khoáng – chủ yếu là khoáng sản, dầu mỏ và khí tự nhiên đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế của khu vực. Với giá cả hàng hóa tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2000-2013, lượng hàng hóa xuất khẩu gia tăng đã mang lại nguồn thu lớn cho khu vực, thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng nguồn thu thuế. Tuy nhiên điều này cũng đồng thời đặt ra những thách thức đối với chính phủ trong việc quản lý đầu tư và chi tiêu sao cho nguồn thu này có thể mang lại lợi ích cho người dân.
Xem chi tiết:
http://www.thiennhien.net/2014/05/05/tai-nguyen-co-thuc-day-tang-truong-cong-bang/
- "Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp". Thông tư 13/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp quy định bên vay là các tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được phép vay vốn nếu thỏa các điều kiện: Các đối tượng vay vốn bằng đồng Việt Nam mua máy, thiết bị nằm trong danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu; Đáp ứng đủ điều kiện Khoản 3 Điều 1 và Khoản 3 Điều 2 Quyết định 68.
Về lãi suất vay: các NHTM cho vay với mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ.
Về thời hạn cho vay: Vay mua máy, thiết bị chỉ được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất tối đa 3 năm. Vay đầu tư dự án dây chuyền máy, thiết bị vay tối đa không quá 12 năm.
Xem chi tiết:
http://seatimes.com.vn/chinh-sach-ho-tro-nham-giam-ton-that-trong-nong-nghiep-0190956.html
- "Người thuê nhà ở xã hội được vay quỹ tiết kiệm nhà ở". UBND TP.HCM cũng đề nghị nên có quy định cơ chế hỗ trợ cụ thể của Chính phủ hoặc của UBND TP trong trường hợp quỹ gặp khó khăn về tài chính.
Đồng thời theo TP, để tránh việc cho các doanh nghiệp vay một cách dàn trải thì chỉ nên quy định cho các doanh nghiệp tại địa phương nơi có quỹ mới được vay để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến này và đã bổ sung vào dự thảo.
UBND TP.HCM cũng đề nghị nên có quy định cơ chế hỗ trợ cụ thể của Chính phủ hoặc của UBND TP trong trường hợp quỹ gặp khó khăn về tài chính.
- "Giá sữa cho trẻ em sẽ không được vượt trần". Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2014. Theo đó, Chính phủ thống nhất chủ trương áp dụng biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo đề nghị của Bộ Tài chính. Cụ thể, thực hiện quản lý giá tối đa theo quy định tại Khoản 7, Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày công bố quyết định bình ổn giá. Tại phiên họp Chính phủ hôm 29-4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, qua kiểm tra, phát hiện các công ty đang lãi lớn từ 20-30% trong năm 2013. Trước tình hình này, Bộ Tài chính đề nghị khống chế trần giá sữa để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Trong khi đó, để thu hút khách, một số siêu thị lớn như: Metro, BigC, Ocean Mart, Co.op Mart… đã đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi: Tặng quà, giảm giá sản phẩm, bốc thăm trúng thưởng. Tại hệ thống siêu thị Big C, chương trình khuyến mãi cho 1.450 mặt hàng thuộc các ngành hàng: thực phẩm tươi sống, công nghệ, đồ khô hóa mỹ phẩm, quần áo thời trang, điện tử, điện máy với mức giảm giá từ 5-40%, kèm theo quà tặng. Tương tự, hệ thống siêu thị Ocean Mart cũng có nhiều hoạt động nhưng khách vẫn vắng hơn thường lệ. Siêu thị Co.op Mart sáng qua (4-5) cũng đón lượng khách hàng khiêm tốn.
Theo nhân viên bán hàng siêu thị Fivimart, lượng khách mua hàng mỗi ngày trong kỳ nghỉ lễ có thể đếm được dễ dàng. “Hóa đơn thanh toán khoảng 300-400.000 đồng/khách, phần lớn dành cho nhóm hàng thực phẩm, rau xanh, muối mắm, bột giặt”. Nhân viên này dự đoán, có thể do dịp nghỉ lễ năm nay dài nên người dân Thủ đô đi du lịch ở địa phương khác khá đông, không có nhu cầu mua sắm ở siêu thị.
Đông đúc hơn cả có lẽ là hệ thống cửa hàng của nhà phân phối nước ngoài Lotte. Rất nhiều khách hàng trẻ tuổi đã đến các địa điểm của Lotte để vui chơi, ăn uống, hẹn hò bởi cửa hàng này có nhiều hình thức vui chơi đa dạng, phong phú. Ước tính doanh số của Lotte tăng trên 20% so với ngày thường. Bên cạnh đó, một số cửa hàng kem tươi, cà phê tại các tuyến phố cũng đón một lượng khách khá ổn định.
Tuy nhiên theo bộ trưởng, việc so sánh đầu tư nước ngoài theo quý là không phản ánh được đúng bản chất của vấn đề. “Thông thường, chúng ta so sánh thu hút đầu tư nước ngoài trong một năm hoặc một thời kỳ. Như vậy mới nói lên được vốn đầu tư tăng hay giảm. Quý I-2014 không có những dự án lớn như quý I năm trước nhưng không có nghĩa là tình hình đầu tư FDI sụt giảm mạnh so với năm 2013” - bộ trưởng lý giải.
“Dự báo trong năm 2014, tổng mức đầu tư FDI vào Việt Nam sẽ không giảm so với 2013 và cũng có một số dự án lớn đang đàm phán để chuẩn bị ký kết trong năm 2014” - người đứng đầu ngành KH&ĐT khẳng định.
Xem chi tiết:
http://plo.vn/kinh-te/chua-bi-quan-ve-viec-thu-hut-von-fdi-trong-quy-dau-nam-465916.html
- "Khoan thư sức doanh nghiệp". “Tôi rất sốt ruột. Doanh nghiệp và người dân nộp thuế mà khó khăn quá. Tôi là người đứng đầu Chính phủ xin lỗi nhân dân về việc đó”. Chủ trì hội nghị với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ và cam kết sẽ làm hết sức mình để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nộp thuế chỉ là khó khăn nhỏ trong hàng loạt vấn đề bức xúc của cộng đồng doanh nghiệp phản ánh với Chính phủ trong hội nghị vừa diễn ra tại Hà Nội.
Chủ tịch Hội Tư vấn thuế đã thẳng thắn chỉ rõ, từ Thủ tướng đến các Phó Thủ tướng, Tổng cục Thuế rất quyết liệt trong việc triển khai cho doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế, nhưng các doanh nghiệp cảm thấy quyết tâm đó càng xuống dưới càng giảm, nhiệt tình tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp mất dần và trở thành khó khăn, rào cản. Vị Chủ tịch bức xúc, doanh nghiệp đang gồng mình để duy trì sản xuất kinh doanh, nộp thuế nuôi bộ máy Nhà nước, trong đó có các cán bộ, công chức ngành thuế. Người công chức phục vụ doanh nghiệp cần có văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Chính sách thuế đã có nhiều cải tiến, giảm bớt thủ tục hành chính, nhưng thay đổi còn manh mún, chưa toàn diện. Nhiều chính sách xa rời thực tế, không áp dụng được. Tình trạng văn bản hướng dẫn không rõ ràng, còn có nhiều cách hiểu, dẫn đến cơ quan thuế địa phương có thể lợi dụng kẽ hở để nhũng nhiễu, làm khó dễ doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, trong số hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có 2% doanh nghiệp lớn, còn lại 95-96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cải thiện điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Việc giảm lãi suất trong một hai năm nay là “kỳ tích”, song so với nhiều nước, lãi suất ở nước ta vẫn cao khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh. Thống đốc Ngân hàng “trấn an” rằng, nếu có bất kỳ cơ hội nào là giảm lãi suất ngay, nhưng phải tránh giật cục thì thị trường mới có niềm tin, doanh nghiệp yên tâm tính toán làm ăn.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, đạt được bước tiến dài, song vẫn còn nhiều vấn đề thuộc trách nhiệm của Chính phủ và chính quyền địa phương, nhất là doanh nghiệp gặp khó khăn khi thành lập và đăng ký kinh doanh. Vì vậy, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn, phát triển. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét, sức khỏe của doanh nghiệp đang bị “hao mòn”, ảnh hưởng tới nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy nên khoan thư sức doanh nghiệp, giảm gánh nặng, qua đó giảm sức ép cho người lao động.
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/van-de-hom-nay/khoan-thu-suc-doanh-nghiep/549102.antd
- "Vay nặng lãi vắt kiệt sức nông, ngư dân". Người trồng lúa, nuôi heo, ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản phải vay “nóng” với lãi suất cao gấp nhiều lần của hệ thống ngân hàng để mua phân bón, thức ăn gia súc, xăng dầu, gạo, đá, để sửa chữa, và cả đóng mới tàu thuyền… Những câu chuyện có thể rất khó tin với hệ thống ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, nhưng… sự thật đến nhói lòng đã được phóng viên Báo Lao Động tìm hiểu và phản ánh trong chuyên đề “Khi nông, ngư dân chỉ còn “cửa” vay nặng lãi” để làm ăn, khởi đăng từ số báo hôm nay.
Xem chi tiết:
http://laodong.com.vn/xa-hoi/vay-nang-lai-vat-kiet-suc-nong-ngu-dan-198041.bld
- "Cảnh báo thương nhân Hồng Kông lừa đảo". Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (Trung Quốc) cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng khi làm ăn với đối tác Hồng Kông.
Gần đây, một số doanh nghiệp Việt Nam mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đối tác Hồng Kông đã bị phía đối tác Hồng Kông lừa đảo, không trả tiền, chiếm đoạt tiền. Nguyên nhân do phía doanh nghiệp Việt Nam phần lớn không tìm hiểu kỹ về đối tác, thường không trực tiếp gặp mặt mà chỉ giao dịch qua email, điện thoại, fax nên không có khả năng kiểm chứng tính xác thực của đối tác. Đối tác thường chào hàng với giá rất hấp dẫn, điều kiện thanh toán, giao hàng thuận lợi nên doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng ký hợp đồng...
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/canh-bao-thuong-nhan-hong-kong-lua-dao/549108.antd
- "Doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cần tăng cường nghiên cứu thị trường". Trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam sang ASEAN đạt 4,7 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng đồng thời có xu hướng chậm lại vì DN chưa tận dụng tối đa các ưu đãi quy định trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Dự báo, năm 2014 và 2015 sẽ là thời gian nước rút để các DN Việt thâm nhập mạnh vào thị trường ASEAN khi cộng đồng kinh tế này ra đời vào năm 2015. Các DN được khuyến cáo nên tập trung nâng cao sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập làm chủ tình huống mới, gồm tự do hóa đầu tư - thương mại, chấp nhận giảm và tiến tới xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục, tự do đi lại và dịch chuyển lực lượng lao động, hình thành tiêu chuẩn hàng hóa chung áp dụng cho cả khối… Rõ ràng, đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn cho DN trong nước. Trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam sang ASEAN đạt 4,7 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng đồng thời có xu hướng chậm lại vì DN chưa tận dụng tối đa các ưu đãi quy định trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Dự báo, năm 2014 và 2015 sẽ là thời gian nước rút để các DN Việt thâm nhập mạnh vào thị trường ASEAN khi cộng đồng kinh tế này ra đời vào năm 2015. Các DN được khuyến cáo nên tập trung nâng cao sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập làm chủ tình huống mới, gồm tự do hóa đầu tư - thương mại, chấp nhận giảm và tiến tới xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục, tự do đi lại và dịch chuyển lực lượng lao động, hình thành tiêu chuẩn hàng hóa chung áp dụng cho cả khối… Rõ ràng, đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn cho DN trong nước.
Xem chi tiết:
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/681494/can-tang-cuong-nghien-cuu-thi-truong
- "Thông quan tự động mang lại nhiều lợi ích". Cục Hải quan TP Hà Nội cho biết, từ 1-4 đến nay Hà Nội đã hoàn thành triển khai hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) tại 12 chi cục hải quan và nhận được sự ủng hộ, tích cực tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp chia sẻ, so sánh với thủ tục hải quan điện tử đang áp dụng, có thể thấy ngay lợi ích của VNACCS/VCIS như thời gian hồi đáp từ cơ quan hải quan chỉ mất vài giây thay cho 5-15 phút, doanh nghiệp không phải xuất trình bản khai gốc, khi có xác nhận trên hệ thống VNACCS/VCIS luồng xanh là được thông quan hàng hóa ngay.
Tuy nhiên, doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi mở tờ khai, sai sót khai nhầm mã phân loại hàng, mã loại hình hàng hóa, địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến...
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/kinh-doanh/thong-quan-tu-dong-mang-lai-nhieu-loi-ich/549101.antd
- "Đã có quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn". Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BTC về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6 -6- 2014.
Theo đó, Ngân hàng Phát triển bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nhưng tối đa không vượt quá 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án, không bao gồm vốn lưu động.
Thông tư cũng quy định cụ thể các điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn như dự án đầu tư có văn bản chấp thuận cho vay của ngân hàng thương mại và được Ngân hàng Phát triển thẩm định và xác định là dự án có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng...
Xem chi tiết:
- "Doanh nghiệp chở quá tải nguy cơ phá sản cao". Việc chở quá tải là phi kinh tế, không có hiệu quả, khó quản lý lái xe, hư hỏng phương tiện... Hơn thế, nếu chở quá tải dẫn đến tai nạn, nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông Nguyễn Duy Biểu - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thanh Hà (Khánh Hòa) - một đơn vị vận tải kiên quyết nói “không” với nạn quá tải đã khẳng định như vậy khi trao đổi với PV Báo Giao thông.
Xem chi tiết:
- "Không có thương hiệu là thách thức lớn nhất với gạo Việt". “Thương lái đem các loại gạo trộn lẫn nhau rồi bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu thì làm sao có thương hiệu được? Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương mà cụ thể là Cục Xúc tiến thương sao không có những chính sách để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam?”, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp trao đổi với Tổ Quốc.
Xem chi tiết:
- "Bảo đảm an toàn hoạt động quỹ tín dụng nhân dân". Nhằm siết chặt, bảo đảm an toàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Dự thảo thông tư quy định về QTDND và đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo này. Theo các thành viên QTDND cũng như các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, dự thảo về cơ bản đã tạo ra một hành lang thống nhất cho hoạt động của hệ thống này, đưa các QTDND vào hoạt động đúng quỹ đạo, mục tiêu đã định.
Theo dự thảo thông tư, phạm vi hoạt động của QTDND sẽ trong địa bàn một xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). QTDND được xem xét chấp thuận địa bàn hoạt động liên xã cũng chỉ dừng lại ở các xã liền kề với xã nơi QTDND đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng quận, huyện, thị xã. Đồng thời, QTDND phải đáp ứng các quy định của NHNN về thành viên, vốn, quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động... và phải được NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận bằng văn bản. Quy định này khi có hiệu lực sẽ khiến các QTDND có quy mô lớn sẽ phải tái cấu trúc, thu hẹp lại địa bàn hoạt động nếu không đủ năng lực.
Cũng để giải quyết bài toán các QTDND có quy mô và hoạt động như một ngân hàng trên địa bàn, dự thảo thông tư quy định QTDND không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên. Mức cho vay của QTDND đối với thành viên là pháp nhân không được vượt quá số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại QTDND tại thời điểm cho vay. Đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên, tổng số tiền cho vay và tiền lãi cho các đối tượng này không được vượt quá số dư của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của sổ tiền gửi.
Xem chi tiết:
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
