Các báo viết về Tài chính ngày 07/11/2013
**Ngành thuế phải nhìn lại mình; **Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: “Đánh” hàng tiêu dùng NK gian lận thuế; **NHNN thừa nhận cho, tặng ngoại tệ là hợp lý; **Mỗi cửa hàng gas một giá; **Nghị định số 105/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt về kế toán, kiểm toán độc lập;...

- "Ngành thuế phải nhìn lại mình". Bài Doanh nghiệp sợ... thuế đăng trên Thanh Niên ngày 6.11 đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, trong đó nhiều người cho rằng việc thực thi các chính sách thuế còn quá nhiều bất cập và ngành thuế cần phải nhìn lại mình.
Chính sách chưa đi vào cuộc sống
Hiện nay có quá nhiều văn bản về thuế nội dung bị chồng chéo, thậm chí văn bản này phủ nhận văn bản kia khiến không chỉ doanh nghiệp (DN) bị rối tung mà cả cán bộ thuế cũng... mệt mỏi. Rồi thực tế mỗi nơi vận dụng một kiểu, thiếu sự thống nhất khiến DN không biết làm thế nào cho đúng. Trong lúc kinh tế đang khó khăn trăm bề, chúng tôi đang vật lộn để tồn tại thì ngành thuế cũng nên có nhiều chính sách dễ thở hơn. Nên chăng, có thể giảm thuế thu nhập DN để chúng tôi có thêm “sức lực” tái sản xuất. Bởi nếu cứ “vắt khô” các DN để cho đủ kế hoạch đề ra thì chúng tôi cũng bị “bức tử”.
Châu Ngọc Mỹ (Q.1, TP.HCM)
Phải nuôi dưỡng nguồn thu
Không loại trừ khả năng một số cán bộ thuế cả nể, sợ những đại gia có tiền và "máu mặt" nên thu nhẹ nhàng làm ngân sách thất thu. Còn chuyện cán bộ thuế cậy quyền lực hành các DN thì chẳng thiếu. Kiến nghị của DN cứ bị hất lên hất xuống, hoàn thuế thì cứ bị trắc trở. Nếu DN chết thì lấy gì để thu thuế mà cứ làm khó hoài vậy?
Đỗ Quang Đán (doquangdan@yahoo.com.vn)
Nên có nhiều kênh đối thoại
Theo tôi, việc định kỳ tổ chức những buổi gặp gỡ, đối thoại thường xuyên và thẳng thắn với DN sẽ giúp ngành thuế có điều kiện lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của người nộp thuế. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cũng thường xuyên xuống cơ sở, tổ chức hòm thư tiếp nhận thông tin của DN qua thư tín, thư điện tử để có các điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực thi các chính sách thuế, nhằm làm cho các chính sách này đi vào cuộc sống. Việc để các DN nói lên tiếng nói về chính sách thuế, thu thuế, hoàn thuế như vừa qua là rất quan trọng để điều chỉnh.
Trần Văn Đức (lychanhrum@gmail.com)
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131107/nganh-thue-phai-nhin-lai-minh.aspx
- "Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: “Đánh” hàng tiêu dùng NK gian lận thuế". Theo Đội Kiểm soát hải quan - Cục Hải quan TP.HCM, thời gian qua nổi lên tình trạng nhiều DN cố tình khai báo sai tên hàng, số lượng hàng thực nhập để trốn thuế. Để ngăn chặn hiệu quả, Cục Hải quan TP.HCM đã thành lập chuyên án thực hiện đợt cao điểm đánh mạnh vào những mặt hàng tiêu dùng NK, trọng điểm là hàng bách hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Đội Kiểm soát hải quan đã phối hợp với chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển phát hiện gần 20 vụ gian lận thuế từ việc NK mặt hàng bách hóa Trung Quốc, tăng thu cho ngân sách Nhà nước gần 4 tỉ đồng từ việc điều chỉnh thuế và phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong đó, có những lô hàng NK có số thuế ẩn lậu hàng trăm triệu đồng.
Điển hình, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (KV1) phối hợp kiểm tra lô hàng của Công ty TNHH TM T.TH. DN khai báo NK 1 container hàng hóa gồm: ổ khóa cửa tròn có tay nắm, khóa hộc bàn, tủ bằng kim loại, đèn lon, bóng led, ốc vít các loại, kiếng,… có xuất xứ Trung Quốc, trị giá 4.495,3 USD.
Thực tế phát hiện hàng thực nhập sai so với khai báo hải quan, gồm: Hàng thừa so với khai báo hải quan gần 1.000 ổ khóa cửa tròn có tay nắm; 28.000 cái khóa hộc bàn và 100 cái đèn lon gắn trần. Tất cả số hàng hóa này đều không thể hiện nhãn hiệu. Hàng không khai báo, gồm: 1.752 cái đèn mắt ếch âm trần, không bóng hiệu Euro Lighting (dùng bóng led), 2.500 cái phụ kiện đèn bằng sắt xi (Chóa đèn phi 7cm), 30.000 cái bản lề kim loại, trị giá hàng vi phạm trên 1 tỉ đồng, ẩn lậu thuế trên 323 triệu đồng.
Xem chi tiết:
http://www.baohaiquan.vn/pages/cuc-hai-quan-tp-ho-chi-minh-danh-hang-tieu-dung-nk-gian-lan-thue.aspx
- "NHNN thừa nhận cho, tặng ngoại tệ là hợp lý". Sau 1 tuần lấy ý kiến về Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi đề xuất bỏ quy định cho phép cá nhân sử dụng ngoại tệ tiền mặt để cho, tặng lẫn nhau, cuối cùng Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thừa nhận dùng ngoại tệ để cho, tặng là hợp lý.
Lý giải về điều này với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối sản xuất, nhập khẩu gas cho biết, giá gas trên thị trường bao gồm giá thành chi phí xuất xưởng, chi phí vận tải, chi phí khâu dịch vụ bán hàng... Và chi phí này với mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên có thể dẫn đến giá bán chênh lệch. Tuy nhiên, theo ông này, trong cùng khu vực thì giá bán từ doanh nghiệp đầu mối đến người tiêu dùng đều thống nhất. “Nếu có trường hợp giá bán khác với giá công bố thì bình gas đó không phải của chính hãng”- lãnh đạo này cho hay.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu cho và nhận thông tin, đặc biệt các thông tin tài chính luôn giữ vai trò tối quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Tính minh bạch, tính trung thực của thông tin tài chính đóng vai trò lớn trong việc ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã xảy ra rất nhiều vụ gian lận trên báo cáo tài chính. Việc không phát hiện ra các gian lận do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến trách nhiệm của kiểm toán viên và của công ty kiểm toán. Do nghề nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam chỉ mới ra đời trong khoảng hơn 15 năm, khoảng thời gian này không đủ dài để có thể có một đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp với trình độ ngang tầm thế giới.
Thêm vào đó, môi trường pháp lý cho ngành kiểm toán đang trong giai đoạn từng bước xây dựng và hoàn thiện dần nên vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, tăng cường trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính là một chủ đề mang tính thời sự nhằm nâng cao tính minh bạch, tính đáng tin cậy của thông tin tài chính trong việc ra các quyết định kinh tế.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, dù hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động kế toán, kiểm toán nội bộ cũng như các quy định về xử phạt sai phạm trong lĩnh vực này đã được hình thành, tuy nhiên, thực tế vẫn phát sinh nhiều bất cập cần sửa đổi và hoàn thiện. Cụ thể là hiện nay, văn bản quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011 của Chính phủ.
Tuy nhiên, đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập, do Luật Kiểm toán độc lập mới được ban hành, vì vậy cần phải xây dựng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập để điều chỉnh đồng bộ 2 lĩnh vực này.
Nghị định số 185/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2004 hướng dẫn Luật Kế toán và quy định về xử phạt vi phạm hành chính sau quá trình triển khai thực hiện đã có tác dụng nhất định trong việc đưa hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân vào nền nếp, nhưng cũng phát sinh một số tồn tại. Do đó, năm 2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP.
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Nghị định số 185/2004/NĐ-CP và Nghị định số 39/2011/NĐ-CP, đồng thời bổ sung các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, cần phải xây dựng một Nghị định chung cho cả 2 lĩnh vực này để vừa đảm bảo có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện vừa đảm bảo giảm thiểu số lượng văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính nói chung. Đặc biệt, Luật Xử lý vi phạm hành chính (số 15/2012/QH13) được Quốc hội thông qua ngày 20/06/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm trật tự, kỷ cương, an toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Xem chi tiết:
- "Hết thời hoàng kim, vẫn muốn vào ngân hàng". Trong bối cảnh khó khăn, vẫn có ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân viên và lương tiếp tục tăng. Bức tranh về ngân hàng đang có sự phân hóa “kẻ khóc người cười”.Trước bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ xấu ngân hàng tăng mạnh nhiều người cho rằng ngành ngân hàng đã hết “hot”.
Thực tế, không ít ngân hàng đã cắt giảm nhân sự và giảm lương thưởng để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cũng có ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân viên và lương tiếp tục tăng. Bức tranh về ngân hàng đang có sự phân hóa “kẻ khóc người cười”.
Xem chi tiết:
Ông Nguyễn Mạnh Tùng - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết: Chữ ký số hải quan có 2 khóa bảo mật, một khóa do người khai hải quan giữ và một khóa do hải quan giữ. Bên cung cấp chữ ký số sẽ là bên thứ 3 xác nhận khóa bảo mật phù hợp khi sử dụng chữ ký số hải quan.
Với cơ chế bảo mật ba bên này, chữ ký số có tác dụng đảm bảo an ninh, an toàn cho giao dịch trên môi trường internet; Giúpđảm bảo toàn vẹn giữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các DN, tổ chức, cá nhân yên tâm với giao dịch điện tử của mình.
Việc sử dụng chữ ký số là xu thế bắt buộc khi Việt Nam hội nhập sâu với khu vực và quốc tế. Mặt khác, việc triển khai thủ tục hải quan bằng tài khoản đang bộc lộ một số bất cập, trong đó đáng chú ý nhất là nhiều DN không ý thức được trách nhiệm trong bảo mật nên tài khoản khai HQĐT của DN có nguy cơ bị tiết lộ, chiếm đoạt hoặc thay đổi mà DN không biết hoặc không kiểm soát được. Việc này dẫn đến nhiều nguy cơ như DN không thể truy cập hệ thốngđể khai tờ khai hải quan hoặc bị các đối tượng xấu sử dụng tài khoản của DN đểgây thiệt hại đến chính DN như khai báo hàng cấm, khai báo để bị cưỡng chế thuếvà các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Xem chi tiết:
Theo đó, các sở, ngành chức năng cần kiểm tra, giám sát giá cả thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường kiểm tra các tổ chức, các nhân kinh doanh hóa chất trên thành phố, nghiêm cấm việc bày bán, kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường. Đội QLTT các quận, huyện cần tăng cường kiểm tra, quản lý chặt hàng hóa, giá cả tại các chợ truyền thống, siêu thị, hội chợ, kịp thời không để hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng vào chợ, siêu thị, hội chợ… Lãnh đạo TP.HCM cũng yêu cầu các sở, ban ngành chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh xăng, dầu, khí hóa lỏng, chống sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng, làm tốt công tác dự báo các diễn biến thị trường hàng hóa, giá cả trong dịp Tết Giáp Ngọ.
Xem chi tiết:
http://congluan.vn/Item/VN/Thoisu/2013/11/484702581D510795/
- "Cục Hải quan thu trên 455 tỷ đồng nợ quá hạn". Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP Hà Nội, ông Văn Bá Tín cho biết, tính đến hết tháng 10/2013, đơn vị này đã lập biên bản vi phạm 1.030 vụ, xử phạt 1.001 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, vi phạm hành chính trong quá trình xuất khẩu hàng hóa… với số tiền xử phạt trên 5,5 tỷ đồng.
Cùng với đó, Cục Hải quan TP đã tiến hành kiểm tra sau thông quan tại 165 doanh nghiệp, truy thu 187,9 tỷ đồng, xử phạt gần 4,5 tỷ đồng.
Tính đến 31.10, tổng thu thuế của ngành Hải quan trên địa bàn thành phố là 8.661 tỷ đồng, đạt 74,2% kế hoạch năm; tổng số nợ thuế quá hạn đã thu hồi trên 455 tỷ đồng, bằng 74,18% chỉ tiêu giao.
Xem chi tiết:
http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/11/214060.cand
- "Rút đề xuất "cấm cho tặng ngoại tệ". Trong điều kiện các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối cho phép cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm, nhận gốc, lãi bằng ngoại tệ thì việc sử dụng ngoại tệ để cho, tặng là hợp lý.
Đây là nội dung được Tổ biên tập dự thảo Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra tối ngày 6/11, sau khi tiếp thu các ý kiến rộng rãi của dư luận đối với dự thảo Nghị định này.
Trước đó, Tổ biên tập đã nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Đồng thời tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo theo quy định.
Theo dự kiến ban đầu, dự thảo cấm cá nhân cho - tặng ngoại tệ lẫn nhau và cấm người nước ngoài gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Việt Nam. Quy định cấm, cho tặng ngoại tệ là một trong những hình thức nhằm đảm bảo mục tiêu chống tình trạng đô la hóa, thống nhất với các quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối.
Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, quy định này khó khả thi, quà tặng đúng nghĩa mà bằng ngoại tệ không nên cấm, mà nếu có ngăn cấm cũng khó kiểm soát.
Tiếp thu các ý kiến nêu trên, Tổ biên tập nhận thấy trong điều kiện các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối cho phép cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm, nhận gốc, lãi bằng ngoại tệ thì việc sử dụng ngoại tệ để cho, tặng là hợp lý.
Xem chi tiết:
http://baodientu.chinhphu.vn/hoat-dong-bo-nganh/rut-de-xuat-cam-cho-tang-ngoai-te/184940.vgp
- "Làm sạch lý lịch, đại gia “chối” nợ vòng quanh". Rất nhanh sau khi đi vào hoạt động, VAMC đã mua khá nhiều các khoản nợ xấu của các NH. Lập tức, hàng loạt NH đổ xô đến VAMC để chào bán nợ xấu hàng ngàn tỷ đồng và công bố như một thành tích đáng mừng.
Dẫn đầu về số nợ bán cho VAMC là SCB. Trong đợt phát hành trái phiếu háng 10 vừa qua, VAMC đã dành cho SCB gần 1.191 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt. Trước đó, SCB cũng đã có được một lô trái phiếu trị giá 548 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng SCB đã bán nợ được 1.739 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là Agribank với 1.723 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành trong các đợt đầu có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 0% và sẽ đáo hạn vào khoảng tháng 10/2018.

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
