Các báo viết về Tài chính ngày 10/4/2015
**Casino ở Nam Hội An: Khi ván bài chia lại; **“Nên cho nhà đầu tư mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường”; **Gần 30% doanh nghiệp FDI cố tình báo lỗ; **Bỏ thuế GTGT làm tăng giá phân bón; **VN-Index vượt mốc 550 điểm, thanh khoản cải thiện; **Trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế: Doanh nghiệp, địa phương đề nghị hỗ trợ; **Hàng giả bủa vây, thờ ơ hay tiếp tay? **Tỷ lệ nội địa hóa của DN FDI còn thấp; **Đàm phán với Trung Quốc về thị trường gạo; **Quy định mới về thu phí tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ...

Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) mới đây đã cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh cho dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, với sự tham gia của các đối tác mới, một động thái khiến cho giới đầu tư liên tưởng tới một ván bài vừa được xóa đi, chia lại.
Theo giấy phép đầu tư mà ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai mới trao cuối tháng 3 vừa qua, các đối tác mới là Chow Tai Fook (Hồng Kông) và Sun City (Macao) sẽ cùng liên doanh với VinaCapital để tiếp tục triển khai dự án quan trọng này.
Trao đổi với VnEconomy gần đây, ông Hà Tôn Vinh, một chuyên gia giàu kinh nghiệm về casino, nói điều kiện mà Chính phủ đưa ra cho các nhà đầu tư casino là phải đầu tư dự án với số vốn “tối thiểu 4 tỷ USD” là "bất hợp lý".
“Vấn đề của các nhà đầu tư là khoản vốn đó được đầu tư vào đâu. Nếu là Hà Nội, Sài Gòn, 4 tỷ USD có thể được nhà đầu tư chấp thuận, nhưng với những tỉnh thành nơi hạ tầng chưa phát triển tương xứng, đòi hỏi “4 tỷ USD” khiến các nhà đầu tư phải lưỡng lự”, ông Hà Tôn Vinh bình luận.
Gần đây, một nguồn tin của VnEconomy cho hay, khi tiến trình đàm phán dự án casino ở Vân Đồn chưa có kết quả, một nhà đầu tư nội địa đã đề xuất rằng họ sẽ đầu tư hạ tầng cơ bản cho dự án này, sau đó mời các nhà đầu tư nước ngoài vào triển khai các dự án casino, với quy mô vài trăm triệu USD mỗi khu.
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/doanh-nhan/casino-o-nam-hoi-an-khi-van-bai-chia-lai-20150409035725792.htm
Ông Keith Pogson, lãnh đạo cấp cao về dịch vụ tài chính ngân hàng của hãng kiểm toán Ernst & Young (EY) châu Á - Thái Bình Dương, khuyến nghị Việt Nam nên cho phép nhà đầu tư được mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường.
Liên quan đến việc xử lý nợ xấu trong quá trình mua bán và sáp nhập, quan điểm của ông Keith là nợ xấu không phải là rào cản bởi lẽ không có tài sản nào là xấu mà chỉ là giá nợ xấu cao hay thấp.
Về giá mua nợ xấu, với 20 năm tham gia lĩnh vực ngân hàng tại các nước trên thế giới, theo ông Keith, nên cho phép nhà đầu tư được mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường. Giá thị trường là giá do thị trường quyết định và được xác lập thông qua các cuộc đấu giá công khai trên thị trường.
Bên cạnh đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng là mô hình khá phổ biến ở các nước với biện pháp rất hiệu quả là phát hành trái phiếu mua nợ xấu của ngân hàng mới để đảm bảo tỷ lệ nợ ở mức đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước.
Về việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tiến trình tự do hóa ngân hàng trong khu vực năm 2020, ông Keith cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhưng Việt Nam vẫn còn đủ thời gian để chuẩn bị song điều quan trọng là xây dựng những ngân hàng lớn có tầm khu vực. Do đó, sáp nhập và nâng cấp ngân hàng là bước đi hoàn toàn đúng đắn.
Ông Keith cho biết, gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến thị trường Việt Nam và có sự quan tâm nhất định. Song tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư ngoại bị khống chế ở mức 30% với ngân hàng cũng là một trở ngại khiến các nhà đầu tư này chưa quyết định tham gia mạnh mẽ hơn.
“Tỷ lệ 30% cũng cần phải cân nhắc hạ thấp bởi vì để các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào Việt Nam cũng muốn nắm quyền kiểm soát tại các ngân hàng này”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Xem chi tiết:
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/gan-30-doanh-nghiep-fdi-co-tinh-bao-lo-550001.html
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/bo-thue-gtgt-lam-tang-gia-phan-bon-549995.html
Ngày 9.4, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tin vui nhỏ từ việc thanh khoản cải thiện, đạt trên 2.400 tỉ đồng. Hai sàn đều tăng điểm nhẹ, VN-Index vượt mốc 550 điểm.
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/vnindex-vuot-moc-550-diem-thanh-khoan-cai-thien-549883.html
Ngày 9.4, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị trực tuyến về hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp. Đây được coi là một trong hội nghị mở màn cho các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được ký kết có hiệu lực trong thời gian tới, sẽ tác động đến hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, lâm, thủy sản.
Xem chi tiết:
“Các doanh nghiệp đều biết hàng giả vào Việt Nam nhưng chỉ có chục doanh nghiệp lên tiếng tích cực chống hàng giả. Vậy có hay không các chủ tịch, tổng giám đốc doanh nghiệp đang tiếp tay cho hàng giả?”- ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Hải quan kiêm Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 nói.
Hàng giả như “ma trận” bủa vây người tiêu dùng, dẫu số vụ vi phạm bị bắt lên tới hơn 21.600 vụ trong năm 2014 nhưng hàng giả vẫn ngang nhiên hoành hành trên thị trường. Buổi đối thoại trực tuyến “Chống hàng giả: Cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều ngành” (cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/4) diễn ra trong bầu không khí khá nóng và sôi nổi.
Ông Nguyễn Trọng Tín, Cục phó Quản lý thị trường, Bộ Công Thương mở đầu: Năm qua, các vụ bắt giữ hàng giả của lực lượng chức năng không hề ít với hơn 17 nghìn vụ hàng giả, hàng nhái được phát hiện với số tiền xử hạt trên 35 tỷ đồng. Các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất, chủ yếu là rượu, bia, nước giải khát, mỹ phẩm, phân bón, vật tư nông nghiệp, túi xách, thực phẩm, và ngay cả tem chống hàng giả cũng bị làm nhái. Đặc biệt, chỉ riêng bột ngọt, năm qua đã phát hiện, bắt giữ trên 30 tấn.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, xác nhận: Hàng giả tràn lan do cấp ủy ở địa phương nhiều nơi chưa vào cuộc quyết liệt. Các doanh nghiệp sản xuất cũng như các Hiệp hội chưa vào cuộc đấu tranh triệt để với tình trạng hàng giả, hàng nhái.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/hang-gia-bua-vay-tho-o-hay-tiep-tay-845501.tpo
Bà Mai Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia cho biết: Sau gần 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), bình quân mỗi năm giải ngân được khoảng 10 tỷ USD (bằng nửa số vốn đăng ký).
Tuy vậy, theo bà Thu, tác động lan tỏa của FDI đối với doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế còn hạn chế, đặc biệt quá trình “Việt Nam hóa” các DN FDI còn rất thấp.
Điển hình như, Canon Việt Nam có 70 nhà cung cấp linh kiện nhưng chỉ có 10 DN Việt, Honda Việt Nam nội địa hóa 40% nhưng chủ yếu là do các DN FDI hoạt động tại Việt Nam cung cấp…
Các chuyên gia cho ra rằng, Việt Nam cần nâng cao khả năng hấp thụ vốn FDI, có chính sách cụ thể đẩy nhanh sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ...
Thông tin tại Hội thảo “Tác động của đầu tư nước ngoài đến kinh tế Việt Nam” diễn ra sáng 9/4 tại Hà Nội.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/ty-le-noi-dia-hoa-cua-dn-fdi-con-thap-845547.tpo
Ngày 9/4, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, thị trường xuất khẩu gạo đang rất khó khăn, đặc biệt là Trung Quốc - thị trường lớn nhất của Việt Nam về xuất khẩu gạo trong nhiều năm qua, đang nhập với số lượng hạn chế, nhất là đường tiểu ngạch. Cả quý I/2015, cả nước xuất khẩu được khoảng 1 triệu tấn, giá trị khoảng 440 triệu USD, giảm gần 28% về số lượng và giảm 32% về giá trị.
Cũng theo ông Phát, hiện Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đang đàm phán với phía Trung Quốc để gỡ về thị trường lúa gạo. Bộ trưởng Phát cảnh báo, quý I năm nay, sản lượng lúa có dấu hiệu giảm sút. Các địa phương cần tăng sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao để có giá bán cao.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/dam-phan-voi-trung-quoc-ve-thi-truong-gao-845527.tpo
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 45/2015, quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, sử dụng đường bộ tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội).
Theo đó, quy trình thu phí và chứng từ thu phí được áp dụng, tại Trạm vào: Người điều khiển phương tiện dừng lại tại cabin làn vào. Nhân viên thu phí phát cho người điều khiển phương tiện Thẻ vào đường (thẻ thông minh; vé từ hoặc vé mã vạch).
Hay, tại Trạm ra: Khi tới làn ra, người điều khiển phương tiện dừng lại tại cabin làn ra đưa Thẻ vào đường cho nhân viên thu phí, thanh toán tiền phí và nhận chứng từ thu phí.
Đối với xe sử dụng vé tháng, vé quý, chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý sẽ được cấp thẻ vé tháng (có giá trị sử dụng kể từ ngày 1 đến ngày kết thúc tháng), thẻ vé quý (kể từ ngày 1 của tháng đầu quý đến ngày kết thúc quý) và chứng từ thu phí. Khi qua trạm thu phí, chủ phương tiện thực hiện quẹt thẻ tại trạm vào, trạm ra và không phải nộp phí khi qua trạm.
Cũng tại văn bản nói trên, phí sử dụng đường bộ tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội được thu, nộp, quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 159/2013/TT-BTC.
Thời gian bắt đầu thu phí theo mức phí tại Thông tư này kể từ khi có đủ điều kiện sau: Dự án được Bộ Giao thông vận tải cho phép và đã thực hiện nghiệm thu hoàn thành, đưa vào sử dụng; được Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định cho phép thu phí.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/quy-dinh-moi-ve-thu-phi-tuyen-phap-van-cau-gie-845383.tpo
(CT tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
