Các báo viết về Tài chính ngày 13/06/2014
**Lúng túng áp “trần” giá sữa; **Hàng trăm sản phẩm sữa giảm giá, người tiêu dùng vẫn lo; **Không lo Trung Quốc dừng đấu thầu; **Ngân hàng sẽ "chết" nếu không thu hồi được vốn!; ...

- "Lúng túng áp “trần” giá sữa". Theo Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh, đến thời điểm này, trên địa bàn vẫn còn 12 doanh nghiệp (DN) chưa áp trần giá sữa bột dành cho trẻ em do có nhiều vướng mắc. Trên thực tế, Sở Tài chính cũng đang chờ Bộ Tài chính hướng dẫn...
Ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban Vật giá (Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh) cho biết, ngày 11-6, Vinamilk đã công bố giá bán buôn đối với 35 sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (gồm có 5 dòng sữa thuộc diện áp trần giá sữa của Bộ Tài chính và 30 dòng sữa Vinamilk tự đăng ký cho phù hợp). Theo đó, 35 sản phẩm này có mức giảm từ 6% đến 23%, tương đương 2.300 - 85.000 đồng/hộp tùy loại. Cụ thể, 5 sản phẩm sữa do Bộ Tài chính quản lý và công bố giá có mức giảm phổ biến từ 19% đến 23%/sản phẩm, 30 sản phẩm do Sở Tài chính công bố chỉ có mức giảm từ 6% trở lên.
Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh Đào Thị Hương Lan cho biết, theo quy định trước đây, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu sữa có thị phần lớn sẽ do Bộ Tài chính quản lý và công bố giá. Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh chỉ quản lý và công bố giá đối với Vinamilk và các đơn vị sản xuất, nhập khẩu sữa có thị phần không đáng kể trên địa bàn. Tuy nhiên, do Vinamilk có thị phần lớn nên theo quyết định của Bộ Tài chính về bình ổn giá sữa, Vinamilk đã được đưa vào danh sách áp giá trần 5 sản phẩm sữa; 30 sản phẩm còn lại do Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh quản lý và công bố giá. Ngoài ra, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 12 tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sữa thuộc đối tượng phải đăng ký giá bán buôn tối đa cho mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi (gồm 7 đơn vị sản xuất và 5 đơn vị nhập khẩu). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các đơn vị này vẫn chưa đăng ký với Sở Tài chính do phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Đây là những đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng tiêu thụ thấp nên các khoản chi phí hạch toán trong cơ cấu giá thành đều ở mức thấp, chi phí lợi nhuận chỉ 3-4% nên nếu thực hiện điều chỉnh giá bán các sản phẩm theo tương quan với các sản phẩm thuộc danh mục 25 sản phẩm do Bộ Tài chính ban hành (giảm từ 14% đến 23%) thì giá bán các mặt hàng sẽ thấp hơn giá sản xuất. Mặt khác, những đơn vị này đã kê khai với Sở Tài chính và giữ giá từ năm 2010 đến nay, trong khi các hãng sữa ngoại mỗi năm đều điều chỉnh giá. Vì vậy, nếu điều chỉnh giá thấp hơn họ sẽ gặp khó khăn và có nguy cơ phải đóng cửa.
Xem chi tiết:
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/691115/lung-tung-ap-tran-gia-sua
- "Hàng trăm sản phẩm sữa giảm giá, người tiêu dùng vẫn lo". Ngày 1.6.2014, Bộ Tài chính ban hành quyết định áp trần giá sữa bán buôn và bán lẻ đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Theo đó, giá bán lẻ được quy định không vượt quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn.
- "Ngân hàng sẽ "chết" nếu không thu hồi được vốn!". Trước tình hình nợ xấu của ngân hàng (NH) tăng nhanh trở lại, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng: "NH chỉ thu hồi được vốn khi Nhà nước tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, chỉ khi đó mới xử lý được nợ xấu".
Xem chi tiết:
- "Trái phiếu kỳ hạn 15 năm trúng thầu tuyệt đối". Hôm nay (12/6), Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 5.950 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó trái phiếu kỳ hạn 15 năm đã trúng thầu 100% với lãi suất không đổi (8,88%/năm). Các kỳ hạn còn lại 2, 3, 5 năm lãi suất đã giảm.
Theo số liệu từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), phiên đấu thầu có tổng khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng với 4 loại kỳ hạn: 2 năm (1.000 tỷ đồng), 3 năm (2.000 tỷ đồng), 5 năm (1.000 tỷ đồng) và 15 năm (2.000 tỷ đồng).
Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 2 năm có 16 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 5.499 tỷ đồng và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 5,64-5,95%/năm. Kết quả, huy động thành công 1.000 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu 5,65%/năm, thấp hơn 0,10%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 5/6/2014).
Xem chi tiết:
http://ndh.vn/trai-phieu-ky-han-15-nam-trung-thau-tuyet-doi-2014061308060192p146c156.news
- "Hai công ty Việt Nam được nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư nhiều nhất". Có 2 nhà đầu tư lớn của Trung Quốc, chủ yếu là đầu tư vào VinGroup và Công ty cà phê Đồng Nai. Số còn lại các nhà đầu tư nhỏ không đáng kể, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.
Chia sẻ về quan ngại của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa về mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trên lĩnh vực chứng khoán, đầu tư của các doanh nhân Trung Quốc vào Việt Nam Bộ đã thống kê và đến nay chỉ có 0,33% so với quy mô thị trường.
“Có hai nhà đầu tư lớn, chủ yếu là đầu tư vào công ty Vincom (nay là CTCP Tập đoàn VinGroup – PV) và công ty cà phê Đồng Nai, số còn lại các nhà đầu tư nhỏ không đáng kể”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết. “Hai nhà đầu tư lớn này đầu tư dài hạn cho nên chúng tôi nghĩ không lo ảnh hưởng lớn”.
Theo Báo cáo Thường niên của CTCP Tập đoàn VinGroup (Mã: VIC), tính đến ngày 3/3/2014, các cổ đông nước ngoài sở hữu cổ phiếu VIC chiếm tới gần 13%, tương đương gần 121 triệu cổ phiếu, của 448 cổ đông. Trong số đó, có 79 cổ đông là tổ chức, 369 cổ đông cá nhân.
Với gần 121 triệu cổ phiếu, các cổ đông nước ngoài đang sở hữu tới hơn 7.900 tỷ đồng giá trị cổ phiếu của VinGroup trên thị trường chứng khoán. Bao nhiêu trong số này thuộc về sở hữu của các nhà đầu tư Trung Quốc thì báo cáo của VinGroup không nêu rõ.
Bộ trưởng cũng cho biết, mức độ chúng ta vay của Trung Quốc không nhiều. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng xin được trả lời trực tiếp với đại biểu vì “đây là số liệu không ảnh hưởng lớn nhưng có tính nhạy cảm.”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và cho rằng kinh tế của Việt Nam không phụ thuộc vào Trung Quốc.
Xem chi tiết:
- "Người Việt Nam tiêu thụ bia chỉ ở mức trung bình thấp". Trước thông tin về việc Việt Nam thuộc nhóm nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã đưa ra căn cứ cho thấy đây là thông tin thiếu cơ sở.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, tiến sĩ Phan Đăng Tuấn cho rằng, để đo mức tiêu dùng rượu bia cần sử dụng đại lượng “độ cồn tuyệt đối”, không thể đo số lít vì nồng độ cồn của các loại bia rượu rất khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đo lượng tiêu thụ rượu bia bằng nồng độ cồn.
Vì vậy, theo cách tính của Hiệp hội, nếu trung bình mỗi người Việt uống khoảng 32 lít bia/năm và khoảng 2 lít rượu/năm, tổng cộng đang dùng hơn 2 lít độ cồn tuyệt đối/năm. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới, quốc gia có mức tiêu dùng trung bình 4,9 lít độ cồn tuyệt đối/người/năm được xuống là xếp vào nhóm nước tiêu thụ rượu bia ở mức trung bình thấp.
Đại diện các ngân hàng nước ngoài đã kêu phiền hà khi triển khai các quy định mới về phòng chống rửa tiền, buộc khách hàng phải kê khai chi tiết thông tin cá nhân trong quá trình giao dịch, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2014 vừa qua.
Cụ thể, theo quy định tại thông tư 35 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành tháng 1/2014 hướng dẫn thực hiện quy định về phòng chống rửa tiền, một trong những nội dung mới là quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị. Nội dung, hình thức các báo cáo, gồm: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố…
Thông tư áp dụng đối với các đối tượng báo cáo là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch sinh sống hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động hoặc không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các giao dịch tài chính hay giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân…
Xem chi tiết:
http://infonet.vn/chong-rua-tien-ngan-hang-than-vua-lam-vua-run-post134648.info
- "Tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư - Củng cố niềm tin". Trong nhiều cuộc đối thoại, hội thảo liên quan đến doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) gần đây, câu chuyện được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhắc đến chính là Việt Nam cần có những câu trả lời rõ ràng, thông tin minh bạch, thống nhất trong việc triển khai các chính sách pháp luật, nhất là trong lĩnh vực đầu tư. Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Công ty CBRE Việt Nam chia sẻ, nhà đầu tư luôn cần những câu trả lời rõ ràng trước khi có quyết định đầu tư. Sự minh bạch thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đối các nhà đầu tư lớn yêu cầu về sự minh bạch càng cao hơn.
Cùng nhận định, ông Preben Hjortlund, nguyên Chủ tịch EuroCham, cho rằng, mặc dù một số ngành đã có khuôn khổ pháp lý đầy đủ nhưng thách thức vẫn xoay quanh việc thực hiện các quy định này. Có sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi luật và chính quyền địa phương các cấp có cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật khác nhau.
Như đã có quy định rõ ràng về việc doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam có sở hữu nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ có thể hưởng các điều kiện đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, tại các địa phương không có sự diễn giải và áp dụng quy định này một cách nhất quán, một số nơi còn cho rằng công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn sở hữu nước ngoài bất kể tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài là bao nhiêu.
Xem chi tiết:
- "Coca-Cola mở thêm cơ sở sản xuất ở Việt Nam". Công Ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam) vừa tổ chức lễ khánh thành cơ sở hạ tầng sản xuất mới tại Hà Nội và TPHCM.
“Với mong muốn mạnh mẽ trong việc đem lại những khoảnh khắc vui vẻ bình dị cho người tiêu dùng Việt Nam, chúng tôi đã tiếp tục đầu tư vào việc đổi mới và cải tiến công nghệ”. Ông Irial Finan, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Coca-Cola và Chủ tịch Tập đoàn BIG thuộc Tập đoàn đã chia sẻ.
“Tính đến hết năm 2012, chúng tôi đã có 9 dây chuyền sản xuất trên toàn quốc. Và hôm nay, chúng tôi rất vui mừng đưa vào hoạt động thêm 4 dây chuyền sản xuất nữa, trong đó có 2 dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng chai dạng lon nhôm và 2 dây chuyền cho nước giải khát đóng chai dạng chai nhựa”.
Ông Irial Finan, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Coca-Cola cho biết: "Đây không chỉ là những dây chuyền sản xuất với công nghệ tân tiến nhất mà còn là công nghệ thân thiện môi trường nhất. Những sự đầu tư mới này giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm 10% lượng tiêu thụ điện, 15% lượng hơi nước và 20% lượng nước tiêu thụ. Điều này phù hợp với những cam kết của của chúng tôi về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Không kém phần quan trọng, để vận hành các thiết bị này, một lực lượng lao động có tay nghề cao của Việt Nam đã được đào tạo và hội đủ điều kiện cho các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai.
"Chúng tôi hy vọng sẽ tăng gấp đôi lực lượng lao động của chúng tôi lên hơn 4.000 nhân viên trong 10 năm tới. Ước tính, với mỗi công việc trực tiếp mà chúng tôi tạo ra, sẽ có thêm 6-10 việc làm gián tiếp được bổ sung tại các nhà cung cấp địa phương và các chuỗi cung ứng của chúng tôi trên toàn quốc", Ông Irial Finan nói.
Đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng, những đơn vị này được quyền ấn định mức phí nộp tiền mặt cho khách hàng, nhưng không vượt quá 0,03% tổng giá trị tiền mặt nộp vào tài khoản thanh toán và phải niêm yết công khai.
Tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức phí rút tiền mặt đối với khách hàng, nhưng không vượt quá 0,05% tổng giá trị tiền mặt rút ra từ tài khoản thanh toán.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/nop-tien-mat-vao-ngan-hang-se-mat-phi-716751.tpo
- "Khi quyết sai, ai chịu? ". Đóng góp ý kiến với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, sử dụng vốn của Nhà nước cần có quy trình, phương thức quản lý rạch ròi cũng như quy định rõ về quyền hạn, trách nhiệm người ra quyết định và sử dụng đồng vốn. Cũng có ý kiến cho rằng, nhiều điều, khoản trong dự thảo Luật này còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trong khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ rõ, ngân sách là tài sản của dân do Nhà nước đại diện. Quốc hội là đại diện của nhà nước để quyết định và ủy quyền xuống cho các bộ, ngành quản lý. Vì vậy, cần làm rõ và phân cấp quyền hạn rạch ròi về quản trị dòng tiền đầu tư từ ngân sách. Lâu nay, hơn một triệu tỷ đồng tại các doanh nghiệp nhà nước không được hạch toán vào một nơi nào.
Đến cuối năm 2013, vốn nhà nước đã mang đi đầu tư là bao nhiêu? Một ủy viên của Ủy ban thắc mắc và đặt câu hỏi: Có thể hỏi cơ quan nào để biết được số vốn nhà nước đang nằm ở đâu? Theo báo cáo cập nhật, đến nay có 1.200 doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn; 1.500 doanh nghiệp sở hữu 50% vốn và 1.000 doanh nghiệp sở hữu dưới 50% vốn. Vì vậy, nếu Quốc hội kỳ họp này thông qua Luật này thì rất có ý nghĩa. Song, điều quan trọng là làm sao thu hồi tiền cho ngân sách chí ít là 50% con số 1.500.000 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án, công trình đang “đói” vốn ngân sách.
Không ít đại biểu nhận định, dự thảo Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa giải thích và làm rõ những bất cập mà thực tế nảy sinh cũng như đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi. Chẳng hạn, Luật không nói rõ sẽ trích bao nhiêu phần trăm để ngân sách thu về thể hiện hiệu quả sau khi đầu tư. Theo ý kiến của nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Luật này cần tập trung làm rõ vấn đề quản lý, công ty có 100% vốn đầu tư của nhà nước và việc bảo toàn vốn trong quá trình cổ phần hóa. Luật không nên dừng lại ở Công ty TNHH 100% vốn của nhà nước. Cần phải có góc nhìn rộng hơn, bất kỳ một doanh nghiệp nào hễ nhận 1 đồng vốn của nhà nước cũng phải được quy định rõ về quản lý. Tiếp đó phải phân biệt rõ khái niệm vốn sở hữu khác với vốn huy động. Cần xác định và quy định vốn điều lệ cộng với các nguồn vốn khác hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh là vốn của chủ sở hữu.
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/van-de-hom-nay/khi-quyet-sai-ai-chiu/555069.antd
- "Xuất khẩu gạo phụ thuộc TQ: Thói quen "sẵn bán, sẵn đào". Trung Quốc cảnh báo an ninh lương thực nước này đang bị đe dọa nghiêm trọng có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng trong tương lai.
Trong khi đó, Việt Nam lại được coi là nguồn hàng tiềm năng xuất khẩu gạo lớn nhất sang thị trường Trung Quốc.
Lúa gạo xuất khẩu lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn chịu thua để thương lái Trung Quốc ép giá, mặc dù Trung Quốc đang phụ thuộc, đang bị thiếu. Vậy, phải hiểu nghịch lý này thế nào?
Xem chi tiết:
- "Đường sắt “căng”, hàng không hút khách ". Đúng vào mùa cao điểm hè, đường sắt lại tăng giá vé 12-15% còn hàng không liên tục đưa ra các đợt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách. Vận tải ô tô được xem là ổn định nhất trong giai đoạn này. Mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam áp dụng tăng giá vé tàu đi lại trong cao điểm hè, áp dụng đến 3-9-2014, mức tăng từ 12-15% (bằng giá vé cao điểm hè 2013). Theo mức giá mới, giá vé của các toa nằm mềm có điều hòa sẽ được điều chỉnh tăng 13%, ghế ngồi cứng không điều hòa tăng 15% và các loại ghế khác tăng 12%. Theo đó, giá vé thấp nhất của tàu Thống Nhất là 577.000 đồng (ngồi cứng, Hà Nội – Sài Gòn tàu TN1), cao nhất là 1,990 triệu đồng (giường nằm mềm điều hoà, tuyến Hà Nội – Sài Gòn, tàu SE3, cao hơn vé máy bay giá rẻ), tăng 205.000 đồng so với mức giá cũ.
Theo ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng ban kinh doanh vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hành khách đi tham quan, du lịch tăng cao trong dịp hè nhưng luồng hành khách đi lại trong dịp này mất cân đối lớn, gây lãng phí phương tiện và tăng chi phí vận tải. Cụ thể, hành khách chỉ tập trung đi đến các điểm tham quan, nghỉ mát vào chiều thứ sáu và quay về thành phố vào chủ nhật hằng tuần, trong khi vào các ngày trên, chiều ngược lại hành khách đi rất ít.
Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó trưởng Ga Hà Nội cho hay, nhu cầu đi lại của người dân dịp cao điểm hè khá lớn, một số tuyến ngắn và tầm trung khá căng thẳng về vé. Gần như vé giường nằm từ Hà Nội đi các tuyến như Vinh, Đồng Hới, Đà Nẵng, Huế đã hết, chỉ còn lại vé ngồi. Bởi vậy, hành khách có nhu cầu đi lại vào dịp này nên có kế hoạch sớm, mua vé sớm để có vé đúng nhu cầu vừa được giảm giá. Cũng theo bà Phùng Thị Lý Hà, số lượng vé hè năm nay bán ra ở mức xấp xỉ hè 2013 vì một số tuyến đưa vào sửa chữa nên phải giảm tần suất chạy tàu.
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/kinh-doanh/duong-sat-cang-hang-khong-hut-khach/555065.antd
- "Ép xác chiều sếp Nhật, tôi đã thành công". Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam và văn hoá công sở của người Nhật thật đáng để chúng ta phải học hỏi.
Làm việc trong một công ty Nhật được hai năm, Hương Lan, thành viên một diễn đàn chia sẻ: “Người Việt Nam hay có giờ “cao su”, điều này khác biệt hoàn toàn với người Nhật. Họ vốn nổi tiếng về sự nghiêm túc trong công việc, làm việc say sưa, đến và rời khỏi văn phòng đúng giờ. Họ hầu như rất hiếm khi có chuyện muộn giờ, việc đi làm muộn là điều tối kỵ”.
Chính vì coi trọng sự chăm chỉ nên các sếp Nhật thường yêu cầu nhân viên làm hết việc chứ không yêu cầu làm hết giờ. Một ngày làm việc kết thúc khi nhân viên đã hoàn thành công việc trong ngày đó. Nhân viên trong công ty Nhật phải học cách ăn uống nhanh, đi nhanh, làm việc nhanh để tiết kiệm thời gian.
Thừa nhận điều này, một nhân viên công ty KCN Thăng Long (Hà Nội) cho biết: “Các sếp Nhật rất coi trọng sự chăm chỉ. Thông minh và nhanh nhẹn được đặt sau sự cần cù. Hiệu quả có thể chưa cao nhưng khi nhân viên hết lòng với công việc, không ngại khó, kiên trì nhẫn nại với công việc vẫn được người Nhật đánh giá cao”.
Xem chi tiết:
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/180649/ep-xac-chieu-sep-nhat--toi-da-thanh-cong.html
- "Xuất khẩu sốt ruột chờ VN thành nền kinh tế thị trường". Tranh thủ cơ hội đàm phán những hiệp định thương mại tự do (FTA) để các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Đó là giải pháp né được kiện phá giá, mở đường cho việc giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường.
Tại đại hội toàn thể hội viên bất thường ngày 12-6, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết để xuất khẩu giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì chuyển hướng khai thác những thị trường tiềm năng khác là giải pháp tốt. Song nếu không giảm hoặc tìm cách xóa bỏ các loại thuế “bảo hộ” tạo rào cản như chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hàng rào kỹ thuật khác thì xuất khẩu Việt Nam sẽ lâm vào cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” và doanh nghiệp (DN) càng khó khăn hơn.
Xem chi tiết:
http://plo.vn/kinh-te/xuat-khau-sot-ruot-cho-vn-thanh-nen-kinh-te-thi-truong-475181.html
- "DN quên báo tài khoản vẫn được khấu trừ thuế". Cục Thuế TP.HCM có hướng dẫn gỡ vướng cho các trường hợp doanh nghiệp (DN) quên thông báo về tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế.
Theo đó, các DN có hóa đơn mua hàng và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng quên thông báo tài khoản thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào, hóa đơn vẫn được tính vào chi phí hợp lý của DN để trừ ra khi xác định thuế thu nhập DN. Theo quy định, DN mua hàng trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng thì hóa đơn mới hợp lệ. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều DN không nắm rõ quy định phải thông báo số tài khoản của DN thì chứng từ thanh toán qua ngân hàng mới được chấp nhận. Tuy chấp nhận hóa đơn nói trên nhưng Cục Thuế cũng hướng dẫn phạt các DN chậm thông báo từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng (chậm dưới 30 ngày) và phạt 800.000 đồng đến 2 triệu đồng (chậm trên 30 ngày).
Xem chi tiết:
http://plo.vn/kinh-te/dn-quen-bao-tai-khoan-van-duoc-khau-tru-thue-475174.html
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
