Các báo viết về Tài chính ngày 13/8/2014
**Bộ Tài chính: Người Việt 21 tuổi được vào casino; **EVN được tự tính chi phí ngừng, cấp điện; **Ngân hàng đang thừa vốn; **Doanh nghiệp khiếp sợ... giải thưởng (bài cuối): “Thập diện mai phục” doanh nghiệp; ...

- "Bộ Tài chính: Người Việt 21 tuổi được vào casino". Công dân Việt Nam 21 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực tài chính và một số điều kiện về nhân thân có thể được vào casino.
Đây là điểm mới quan trọng trong dự thảo Nghị định Kinh doanh casino vừa được Bộ Tài chính hoàn tất.
Vnexpress trích dẫn nội dung văn bản nêu rõ, Chính phủ sẽ quy định rõ hơn các điều kiện cụ thể đối với người Việt, song đây được xem là thay đổi quan trọng nhất đối với việc cấp phép kinh doanh casino tại Việt Nam.
Trước đó, vướng mắc lớn nhất đối với hoạt động này là có hay không việc cấp phép cho người Việt vào chơi.
Cụ thể, tại phiên họp thường vụ Quốc hội hồi tháng 4 vừa qua, dự thảo Nghị định được Bộ trưởng Tài chính trình bày vẫn giữ nguyên quan điểm hạn chế người Việt. Chỉ những trường hợp có quốc tịch Việt Nam, định cư ở nước ngoài, có hộ chiếu nước ngoài mới được vào chơi.
Xem chi tiết:
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bo-tai-chinh-nguoi-viet-21-tuoi-duoc-vao-casino-3052071/
- "EVN được tự tính chi phí ngừng, cấp điện". Theo Thông tư 25/2014/TT-BCT về quy định phương pháp tính chi phí ngừng, cấp điện mà Bộ Công thương mới ban hành, từ 25/9/2014, trong trường hợp bên mua điện yêu cầu ngừng cung cấp theo nhu cầu cũng như trường hợp bên mua điện bị cắt điện do vi phạm pháp luật, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được quyền tính toán chi phí ngừng cung cấp điện và chi phí cấp điện trở lại trình Cục Điện lực thẩm định. Trước đây, mức phí này do Bộ Công nghiệp quy định.
- "Ngân hàng đang thừa vốn". Đến cuối tháng 7/2014, huy động vốn của toàn hệ thống các ngân hàng tăng 6,98%, tín dụng tăng 3,68%; thanh khoản tiếp tục được đảm bảo và dư thừa.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 31/7/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,36%, huy động vốn tăng 6,98% (huy động bằng VND tăng 7,92%, huy động bằng ngoại tệ tăng 1,31%) so với cuối năm 2013; thanh khoản của các ngân hàng tiếp tục được đảm bảo và dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng nhẹ nhưng vẫn có xu hướng ổn định ở mức thấp.
Cũng theo báo cáo, trong tháng 7/2014, lãi suất huy động và cho vay VND của các ngân hàng tương đối ổn định sau khi đã giảm nhẹ trong tháng 6/2014. Đến nay mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND đã giảm 0,5-1,5%/năm so với cuối năm 2013, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm so với cuối năm 2013.
Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các ngân hàng tích cực điều chỉnh giảm; đến ngày 24/7/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,5% tổng dư nợ cho vay VND, dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,9% tổng dư nợ cho vay bằng VND.
Đến ngày 31/7/2014, tín dụng toàn hệ thống các ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 3,68% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Xem chi tiết:
http://dddn.com.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-dang-thua-von-20140812050552457.htm
- "Doanh nghiệp khiếp sợ... giải thưởng (bài cuối): “Thập diện mai phục” doanh nghiệp". Theo chia sẻ của lãnh đạo các doanh nghiệp, hiện hàng năm, họ nhận được lời mời chào tham gia hàng chục giải thưởng lớn nhỏ khác nhau. Nhiều giải thưởng họ thấy không phù hợp nhưng vẫn bị các đơn vị tổ chức sự kiện “săn đón” đến tận cùng.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đỗ Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Việt Mỹ (TP.HCM) cho biết, hiện hàng năm doanh nghiệp (DN) ông bị “bủa vây” bởi hàng chục các giải thưởng lớn nhỏ khác nhau. Ngoài những giải thưởng lớn uy tín, lâu năm, cũng có không ít những giải thưởng được tổ chức bởi nhiều tờ báo, tạp chí mà trước đó ông chưa hề nghe nói đến tên hay thấy “mặt mũi” tờ tạp chí đó bao giờ.
“Họ cứ lấy danh nghĩa hàng Việt Nam chất lượng cao và cổ súy cho phong trào Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt để tổ chức các giải thưởng. Hầu như ngành nghề nào cũng dựa vào đó rồi tổ chức. Lời đầu là vinh danh DN, lời sau là mượn danh tài trợ truyền thông, chi phí tổ chức giải để “vòi” DN từ hai, ba chục đến mấy trăm triệu đồng/giải. Riết làm chúng tôi muốn “bội thực” luôn, cứ hễ nghe nói đến 2 chữ giải thưởng là sợ” – ông Hùng chia sẻ.
Ông Hùng cho biết thêm nhiều giải thưởng chẳng liên quan gì đến lĩnh vực kinh doanh phân bón của công ty nhưng vẫn cứ nhào tới mời chào, như giải thưởng của Hiệp hội Mỹ nghệ kim hoàn gì đó mà ông bị “săn đón” mấy ngày nay. “Họ nói là giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương và kêu DN tôi tham gia nhận giải. Trong khi DN của tôi nhỏ xíu, nhận giải đó về cho bạn bè, DN kinh doanh trong giới cười cho thúi đầu à? Tôi đã từ chối, thế mà họ cứ “săn”, hết điện thoại, gửi hồ sơ mời chào, tới công ty, rồi còn viết cả thư tay năn nỉ ỉ ôi. Thiệt tình là mệt hết sức” – ông Hùng than vãn.
Xem chi tiết:
http://danviet.vn/thoi-su/doanh-nghiep-khiep-so-giai-thuong-bai-cuoi-thap-dien-mai-phuc-doanh-nghiep-469703.html
- "Cuối năm 2014 ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc". Việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa hai nước sẽ tạo làn sóng mạnh mẽ của các doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Ngày 12.8, tại Thủ đô Seoul - Hàn Quốc, Ông Yoon Sang Jik, Bộ trưởng Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc đã thông báo tới Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, GS.TS Vương Đình Huệ, Hàn Quốc sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do - FTA với Việt Nam vào cuối năm nay. Ngài Bộ trưởng cũng đề nghị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương quan tâm thúc đẩy để Hiệp định sớm được ký kết.
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, đã trao đổi về thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc; nghiên cứu quá trình kích thích tăng trưởng nền kinh tế tại Hàn Quốc trong thực hiện kế hoạch 3 năm (2015 – 2017).
Những trụ cột chính của kế hoạch 3 năm được đã nước phía bạn đề cập: cân bằng giữa sản xuất cho thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường tính năng động và sáng tạo thường xuyên của nền kinh tế, nhất là các công ty Nhà nước; loại bỏ các thể chế cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, tập trung vào lĩnh vực giáo dục, y tế và dịch vụ tài chính…, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 4%/ năm, đạt bình quân GDP 40.000 USD/ người vào năm 2017.
Xem chi tiết:
Trước đó, ông Đặng Thanh Bình cũng đã chuyển giao vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho ông Nguyễn Quốc Hùng vào tháng 5/2014.
Để ý một chút nữa, đã tròn một năm hoạt động mà đến giờ VAMC mới có thêm khung pháp lý nói trên, thậm chí phải đến cuối tháng 9 tới mới có hiệu lực. Có vẻ như nhiều thứ ở mô hình này bị chậm.
Nói một cách hình ảnh, nếu xem đây là một cỗ máy thì nó chưa thực sự chạy, mà mới chỉ bắt đầu đi, cái chậm một phần do phải vừa đi vừa lắp phụ tùng, thiết bị...
Số lao động còn lại tại Libya vẫn trong tình trạng sức khỏe tốt và cuộc sống sinh hoạt của họ không bị ảnh hưởng nhiều do sống cách xa khu vực xảy ra chiến sự. Nhiều nhóm lao động trong số đó đã có kế hoạch di dời, trong đó 33 lao động tại thành phố Ajidabya ở đông bắc Libya đang chờ đợi giấy phép nhập cảnh Ai Cập qua cửa khẩu Salloum vào ngày 16/8 và hơn 100 người tại thành phố Sabha ở phía tây nam Libya đã được chủ sử dụng lao động lên phương án sơ tán trong khoảng thời gian từ ngày 20-29/8 tới.
Ngoài ra, nếu kế hoạch không thay đổi, sẽ có thêm 161 lao động Việt Nam sẽ rời Libya trong ngày 13/8. Cụ thể, 92 người sẽ di chuyển bằng đường bộ từ Tripoli sang Tunisia để mua vé máy bay về nước vào ngày 14-15/8 tới; 69 người còn lại nằm trong số 682 lao động làm việc cho nhà thầu Hàn Quốc Hyundai E&C tại thành phố miền đông Al-Beida sẽ di chuyển sang Cairo trên chuyến bay thuê riêng cuối cùng của Hãng hàng không quốc gia Libya (Libyan Airlines) trước khi được thu xếp về nước trên các chuyến bay thương mại.
Xem chi tiết:
http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/van-con-hon-500-lao-dong-viet-nam-tai-libya-20140813065029363.htm
Đây là một trong những quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo đó, việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25-9-2014.
Xem chi tiết:
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại đề xuất như vậy khi bàn về việc ngành xuất khẩu lúa gạo tìm cách thoát Trung, tiếp cận các thị trường khó tính hơn.
Trước thông tin Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường tiểu ngạch và Mỹ xem xét khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nam trấn an: "Không có gì phải hốt hoảng".
Theo ông, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ không nhiều nên không ảnh hưởng lớn đến tới thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc thiếu gạo nên vẫn phải nhập, kể cả gạo chất lượng thấp. Đó là chưa kể việc xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch không thể kiểm soát được, ẩn chứa nhiều rủi ro, trốn thuế, gian lận, nhiều nhà kinh doanh đã bị lừa đảo dẫn đến sạt nghiệp.
Xem chi tiết:
Sau khi Sở TNMT Quảng Ninh cho biết việc xử lý dứt điểm dàn máy biến thế có chứa hóa chất siêu độc đang được lưu kho bảo quản tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) là trách nhiệm của Bộ TNMT, cụ thể là Tổng cục môi trường.
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 12/8, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết: "Việc này, bây giờ không thuộc trách nhiệm của Tổng cục môi trường, chúng tôi chỉ đang tiến hành xử lý theo đúng chỉ đạo.Các đơn vị chuyên môn đang xử lý nhưng chưa có thông tin chính thức".
Bàn tiếp về phương án vận chuyển, ông Tùng cũng cho rằng, việc vận chuyển phải có cơ quan quản lý đồng ý giao cho đơn vị nào có giấy phép, chức năng xử lý, vì theo ông đây là chất thải nguy hại phải giao cho đơn vị có chức năng mới có thể xử lý được, tránh gây thiệt hại nhiều hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam cũng chưa bao giờ vận chuyển một khối lượng hóa chất độc hại lớn như thế. Hiện nay, Việt Nam cũng chưa ban hành hướng dẫn, kỹ thuật với việc vận chuyển và tiêu hủy hóa chất siêu độc PCB. Các hướng dẫn kỹ thuật này mới đang ở giai đoạn dự thảo.
Xem chi tiết:
Mới đây, 10 DN ở Lào Cai cùng ký văn bản gửi Thủ tướng và một số bộ ngành, kiến nghị về việc dừng hàng tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu phụ, lối mở ở Lào Cai.
Theo kiến nghị, hơn một tháng nay, từ khi Bộ Công Thương cho phép hàng TNTX đi qua cửa khẩu phụ Bản Vược (huyện Bát Xát, Lào Cai), các hàng nông sản Việt Nam bị “chèn” lối đi. “Hàng tồn đọng trên thuyền, ô tô, tàu hỏa và các kho tại tỉnh Lào Cai rất lớn. Do tắc nghẽn, gạo, đường mốc, hỏng, giảm chất lượng, khiến DN bị thiệt hại”- các DN phản ánh.
Theo các DN, Bộ Công Thương cho hàng TNTX đi qua các cửa khẩu phụ, lối mở, đồng nghĩa cho hàng hóa của nước thứ 3 đi qua (quy định chỉ được đi qua cửa khẩu chính). Trong khi đó, Trung Quốc đang cấm việc này và sẽ coi đây là tổ chức buôn lậu hàng hóa của các nước đi qua cửa khẩu phụ của Việt Nam.
Xem chi tiết:
Hiện trạng Rừng Thế giới 2014 chỉ ra rằng những lợi ích kinh tế xã hội thường không được giải quyết thỏa đáng trong các chính sách lâm nghiệp và chính sách có liên quan khác, mặc dù rừng có tiềm năng to lớn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và xanh hóa nền kinh tế. Vai trò của rừng trong đảm bảo an ninh lương thực cũng thường bị coi nhẹ.
“Hiện trạng Rừng Thế giới 2014 tập trung phân tích những lợi ích kinh tế xã hội thu được từ rừng. Đóng góp của rừng cho những nhu cầu cơ bản và sinh kế nông thôn thật ấn tượng. Rừng cũng là bể chứa cácbon và nơi bảo tồn đa dạng sinh học. Chúng ta không thể đảm bảo an ninh lương thực hoặc phát triển bền vững mà không bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng một cách có trách nhiệm.” – Ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc FAO nhấn mạnh.
Xem chi tiết:
- "Ông lớn ôtô ở VN: Đóng nhà máy, mở showroom?". Các hãng ôtô toàn cầu sẽ không từ bỏ thị trường Việt Nam nhưng việc đầu tư cho sản xuất vẫn còn là câu hỏi lớn. Các DN có thể đã có những tính toán riêng của mình.
Trong đó, 1.128 người lao động hợp đồng đã làm thay nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính và 10.443 người lao động hợp đồng làm thay cán bộ trong cơ quan sự nghiệp.
Nhiều cơ quan nhà nước đã sử dụng lao động hợp đồng vượt quá chỉ tiêu biên chế được giao.
Theo Sở Nội vụ, kết quả kiểm tra cho thấy nhiều đơn vị ký hợp đồng lao động khá tùy tiện, không thống nhất ở các nội dung như mẫu hợp đồng, thời gian lao động không đúng quy định, công việc hợp đồng không rõ ràng, chế độ tiền lương không theo quy định.
Xem chi tiết:
- "Chấm dứt đầu tư mất cân đối, thiếu trọng điểm". Chỉ đạo triển khai Đề án tái cơ cấu ngành GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, phải làm sao sau khi tái cơ cấu, không còn chuyện đầu tư mất cân đối, không hiệu quả, đầu tư không trọng điểm, dàn trải...
Theo Đề án tái cơ cấu ngành GTVT vừa được Chính phủ phê duyệt, cả 5 lĩnh vực đường sắt, đường bộ, hàng hải, đường thuỷ và hàng không sẽ được tái cơ cấu toàn diện, triệt để.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Hoằng cho biết, Bộ GTVT đang tiến hành xây dựng riêng một chương trình hành động để triển khai Đề án tái cơ cấu ngành GTVT. Chương trình này sẽ tập trung vào 10 nội dung nhằm tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án đến tất cả các cơ quan đơn vị trực thuộc.
Con số tăng trưởng tín dụng trong 7 tháng đầu năm 2014 đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố chiều 12/8. Theo số liệu từ cơ quan quản lý tiền tệ, tới 31/7/2014 tăng trưởng tín dụng tăng 3,68% so với cuối năm 2013. Mức tăng này cũng nằm trong dự báo của các chuyên gia kinh tế trước đó, khi cho rằng, 7 tháng đầu năm tín dụng tăng ”kịch” cũng chỉ khoảng 3,7%.
Tín dụng "nhích” tăng cũng khiến tổng phương tiện thanh toán tính tới 31/7 tăng lên mức 7,36%, huy động vốn tăng 6,98% so với cuối năm 2013. Trong đó huy động bằng VND tăng 7,92% và huy động ngoại tệ tăng 1,31%.
Xem chi tiết:

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
