Các báo viết về Tài chính ngày 14/03/2013
**Gian lận trong kinh doanh sữa; **13 tỷ USD doanh thu tín dụng ngân hàng; **Thị trường địa ốc khủng hoảng niềm tin; **"Công bố chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2012;...

- "Gian lận trong kinh doanh sữa". Từ tháng 3/2012, các cục hải quan tỉnh, TP trong cả nước đã bổ sung mặt hàng sữa nhập khẩu vào danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá, nhằm tăng cường quản lý giá mặt hàng này ngay từ khâu nhập khẩu. Mặc dù bị “soi” kỹ hơn nhưng các doanh nghiệp (DN) vẫn tiếp tục có các chiêu gian lận.
Xem chi tiết:
- "13 tỷ USD doanh thu tín dụng ngân hàng". Nếu tính theo dư nợ tín dụng 2,7 triệu tỷ đồng với cơ cấu lãi suất từ 9-15%, tổng số lãi khách hàng trả cho ngân hàng là 260.556 tỷ đồng (khoảng 13 tỷ USD), nhưng đây mới là doanh thu chưa trừ chi phí và rủi ro nếu có.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, danh mục tín dụng của hệ thống ngân hàng đến 28/3 có cơ cấu các mức lãi suất từ 9,5% - 13,5% một năm. Để tính số tiền lãi mà nền kinh tế phải trả vào hệ thống các tổ chức tín dụng, cần tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo tỷ trọng dư nợ của từng mức lãi suất.
Như vậy, với mức lãi suất dưới 10% một năm, tạm tính là lãi suất 9,5% một năm, nhóm dư nợ này hiện chiếm 9,5% tổng dư nợ nền kinh tế tương đương 256.500 tỷ đồng. Như vậy, tính ra số lãi mà khách hàng trả cho các ngân hàng khoảng 2.436 tỷ đồng.
Xem chi tiết:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quan-diem/2013/03/13-ty-usd-doanh-thu-tin-dung-ngan-hang/
- "Thị trường địa ốc khủng hoảng niềm tin". Ông Hoàn phân tích, trước đây thị trường cung ít cầu nhiều, làm ra bao nhiêu sản phẩm đều có người mua, bán giá nào khách hàng cũng chấp nhận. Doanh nghiệp ở thế thượng phong nên không biết khổ là gì. Đến khi khủng hoảng kéo dài thì nổ ra cạnh tranh về giá, bỏ quên chữ tín, ít quan tâm đến chất lượng. Không ít doanh nghiệp đã thất hứa, bàn giao nhà trễ, dự án đình trệ... Lâu dần những bê trễ này tích tụ thành ung nhọt, địa ốc liên tục lao dốc, các thông tin xấu dồn dập xuất hiện khiến khách hàng khủng hoảng niềm tin.
"Bởi thế bất động sản có than khổ, kêu giá đã rẻ lắm rồi khách hàng vẫn không tin. Giống như câu chuyện báo cháy sai hai lần thì đến lần thứ ba không ai nghe, chẳng có bàn tay nào giúp dập lửa nữa", ông nói.
Theo ông Hoàn, vấn đề mấu chốt là củng cố niềm tin đang lung lay dữ dội. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp bất động sản cần xây dựng lại văn hóa kinh doanh thời kỳ khủng hoảng.
Cụ thể, nếu trước đây thị trường chạy đua theo xu hướng đi lên thì nay phải chấp nhận cạnh tranh trong bối cảnh đi xuống. Đó là bán giá hợp lý, xây dựng giá thành "mềm" nhất có thể, cam kết về tiến độ, giữ chữ tín bằng chất lượng sản phẩm, bàn giao nhà đúng hẹn, hậu mãi tốt... “Hãy đặt khách hàng vào vị thế thượng đế để nuôi dưỡng niềm tin quay trở lại”, ông khuyến cáo.
Xem chi tiết:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/bat-dong-san/2013/03/thi-truong-dia-oc-khung-hoang-niem-tin/
- "Công bố chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2012". Sáng nay, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) sẽ công bố bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012. Đây là hoạt động thường niên, được VCCI thực hiện cùng Phòng Thương mại Mỹ và Phòng Thương mại châu Âu.
Trong ba năm đầu tiên thực hiện PCI, Bình Dương luôn dẫn đầu bảng danh sách về cạnh tranh. Trong ba năm tiếp theo, 2008, 2009, 2010, Đà Nẵng liên tục giữ ngôi vị quán quân. Tuy nhiên sang năm ngoái, bảng xếp hạng cho 2011 có bất ngờ lớn khi Lào Cai vươn lên đứng thứ nhất, trong khi Đà Nẵng tụt xuống xếp thứ 5.
Để xếp hạng một tỉnh nào đó, VCCI mời 8.000 doanh nghiệp trên cả nước chấm điểm tỉnh trên 9 hạng mục, bao gồm chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.
Năm ngoái, sau khi khảo sát cả 9 hạng mục, có 5 tỉnh được xếp hạng Rất Tốt là Lào Cai, Bắc Ninh, Long An, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bốn tỉnh xếp hạng Trung bình là Đắc Nông, Bắc Kạn, Lâm Đồng, Hà Nam. Tỉnh Cao Bằng xếp cuối cùng ở mức Tương đối thấp. Các tỉnh còn lại được chia thành hai nhóm Tốt (21 tỉnh) và Khá (31 tỉnh).
Xem chi tiết:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/03/cong-bo-chi-so-pci-cap-tinh-nam-2012/
- "Chứng khoán 14/3: ‘Nhà đầu tư nên chốt lời’". Thị trường ngày 13/3 tiếp tục diễn biến giằng co với tốc độ giao dịch chậm cho thấy nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng. Trái ngược với phiên trước, phiên ngày 13/3 bên bán có phần chiếm ưu thế.
Mặc dù 2 phiên điều chỉnh vừa qua chưa lấy đi hết thành quả của phiên ngày 11/3 song nhìn chung sức cầu trong giai đoạn này vẫn đang ở mức thấp. Các mã blue-chips làm trụ đỡ cho Index thì phiên ngày 13/3 cũng đã bị bán ra khá mạnh.
HNX vẫn tiềm ẩn xác suất hình thành mô hình W và nếu trong các phiên tới thị trường tiếp tục lình xình đi ngang với thanh khoản thấp, nguy cơ giảm điểm khá cao.
Chính vì thế, nhà đầu tư nên thận trọng và giữ tỷ lệ cổ phiếu thấp. Những nhà đầu tư đã mua bắt đáy có thể xem xét chốt lời trong các phiên tới, còn lại việc mua mới nên chờ đợi thêm vì khả năng giảm điểm của Index vẫn còn.
Xem chi tiết:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/chung-khoan/2013/03/chung-khoan-14-3-nha-dau-tu-nen-chot-loi/
- "Làm gì để không mất vốn?". Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng năm 2012 đều cho thấy, nợ xấu đang ngày đè nặng lên hoạt động của các ngân hàng. Việc trích lập dự phòng rủi ro đang làm giảm dần sức mạnh, bào mòn vốn kinh doanh đối với hầu hết các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.
Theo báo cáo, chất lượng nợ, nợ xấu của Ngân hàng Á Châu (ACB) tại thời điểm cuối năm 2012 là 2,5%/tổng dư nợ, tăng gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ 0,89% cuối năm 2011.
Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 1,7 lần; nợ nghi ngờ tăng gần gấp đôi và nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 2,8 lần. Đặc biệt, tại thời điểm cuối năm 2012, ACB có hơn 1.150 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) báo cáo tài chính hợp nhất 2012 cho thấy, dự phòng rủi ro tín dụng đã tăng gấp 3 lần từ 394 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 1.366 tỷ đồng cuối năm 2012.
Thành viên HĐQT một ngân hàng cổ phần chia sẻ, nếu theo phân nhóm nợ, doanh nghiệp chậm thanh toán một năm thì bị xếp vào diện nợ mất vốn và ngân hàng phải trích lập dự phòng nợ xấu 100%.
"Đến nay chúng ta nói nhiều đến nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ xấu mất vốn, nợ xấu được “đáo hạn”, làm mới đang chiếm bao nhiêu phần trăm vẫn chưa được làm rõ. “Theo nguyên tắc nếu ngân hàng không đủ lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro thì khả năng nợ xấu sẽ ăn vào vốn tự có. Còn tính theo cách cơ học thì nợ xấu đang tác động tiêu cực đến khoảng 1/4 vốn chủ sở hữu của các ngân hàng”- vị này nói.
Xem chi tiết:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/lam-gi-de-khong-mat-von-706847.htm
- "PVFC và Western Bank phải chỉnh sửa đề án hợp nhất". Chiều nay 13/3, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo báo chí về một số thông tin xung quanh việc hợp nhất Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) và Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).
Thông tin từ NHNN cho hay, trong năm 2012, để triển khai đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 và trên cơ sở đánh giá thực trạng của từng ngân hàng, NHNN đã xác định Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) thuộc diện phải tiến hành tái cơ cấu.
Vừa qua, “Western Bank và PVFC đã có đề án hợp nhất tự nguyện trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, trong đó đề xuất một số cơ chế hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu 2 đơn vị chỉnh sửa, hoàn thiện đề án hợp nhất, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành để NHNN xem xét”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Cũng qua nhận xét của NHNN, ngày 11/3, một số phương tiện truyền thông đưa tin về viêc hợp nhất của Western Bank và PVFC có một số thông tin chưa đầy đủ, chính xác về việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng nói chung và Western Bank nói riêng.
Xem chi tiết:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/pvfc-va-western-bank-phai-chinh-sua-de-an-hop-nhat-706779.htm
- "Phát hiện hàng trăm vụ hàng hóa “mất gốc” trên thị trường". Chỉ tính từ ngày 6 – 13/3, Các đội Quản lí thị trường đã phát hiện 101/203 trường hợp kinh doanh các mặt hàng trên không hóa đơn chứng từ, tăng 164 vụ so với tuần trước. Đã xử phạt vi phạm hành chính 12 vụ, thu gần 160 triệu đồng tiền phạt hành chính. Điểm “nóng” trong những ngày qua chủ yếu liên quan đến việc “tổng ra quân” kiểm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm. Các mặt hàng mỹ phẩm, bia rượu và mũ bảo hiểm chiếm phần lớn các vụ vi phạm.
Riêng mặt hàng mũ bảo hiểm, từ ngày 7 đến ngày 12/3, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện hơn 11.500 mũ bảo hiểm cùng trên 2.300 kính chắn gió mũ vi phạm.
Địa điểm kiểm tra là các cửa hàng bày bán và các điểm chứa trữ. Trong đó, đội Củ Chi đã kiểm tra nhắc nhở 48 điểm bán mũ bảo hiểm trên các tuyến quốc lộ 22, các tỉnh lộ, vận động tự tiêu hủy hàng trăm mũ bảo hiểm không đạt quy chuẩn chất lượng.
Các đội Quản lý thị trường 5B, huyện Bình Chánh, Củ Chi và quận Tân Phú đã kiểm tra 14 vụ vận chuyển thuốc lá nhập lậu trên quốc lộ 22, tỉnh lộ 2, 7 thuộc huyện Củ Chi, lề đường Tân Hưng (quận 5) và kinh doanh tại các điểm bán thuốc lá trên đường Trường Chinh (quận Tân Phú), tạm giữ gần 10.000 bao thuốc lá Jet, Hero, Esse, 555.
Xem chi tiết:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/phat-hien-hang-tram-vu-hang-hoa-mat-goc-tren-thi-truong-706803.htm
- "Ngân hàng lãi đến mức nào?". Phép tính đại số thuần túy này, có vẻ chưa phản ánh đủ và đúng bức tranh lãi suất ngân hàng và tuyệt đối hóa sự "giàu có" mà các nhà băng có được từ hoạt động tín dụng.
Thực tế, nhìn vào các con số mà NHNN công bố, thì lãi suất cho vay VND ở mức 15%/năm chỉ là mức cận trên trong biên độ lãi suất có cận dưới chỉ 9%/năm.
Ngoài ra, dư nợ tín dụng toàn hệ thống có tới 17% là bằng ngoại tệ, với phổ biên độ lãi suất cho vay chủ yếu từ 5%/năm đến 7%/năm.
Như vậy, con số gây sốc 20 tỷ USD mà nền kinh tế phải è cổ trả cho hệ thống ngân hàng có lẽ không có giá trị hiện thực, dù chưa nhắc tới các cọc nợ xấu chiếm 6% tổng dư nợ tín dụng đến nay còn treo lơ lửng trên đầu các nhà băng, mà nếu không khéo thì nhiều khoản mất cả vốn lẫn lãi.
Đương nhiên, với vai trò là trung gian tài chính, tức huy động chỗ này cho vay chỗ khác, thì về nguyên tắc một ngân hàng hoạt động tốt sẽ phải có lãi nhờ chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay.
Xem chi tiết:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ngan-hang-lai-den-muc-nao-706818.htm
- "Thu hồi sản phẩm có lo go in bản đồ không Hoàng Sa, Trường Sa". Người đại diện này cũng cho hay, đã yêu cầu nhà cung cấp thay đổi nhãn giá cho phù hợp. Trong đó Big C nêu rõ, nếu in hình bản đồ Việt Nam thì bắt buộc phải thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 02/2013 hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ (có hiệu lực từ ngày 22-4-2013 đến hết 31-12-2014). Theo đó, những dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa triển khai thi công hoặc đã được triển khai nhưng cơ cấu căn hộ hoặc mục đích sử dụng nhà ở thương mại không phù hợp với nhu cầu thị trường thì được phép chuyển đổi.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là lúa chất lượng cao vẫn đang rất khó tiêu thụ. Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 36.000ha trồng lúa Jasmine với sản lượng ước đạt trên 280.000 tấn. Ông Bình nêu cái khó: “Chúng ta giao chỉ tiêu mua tạm trữ lúa gạo cho DN nhưng lại không nói rõ là phải thu mua loại lúa nào. Hiện tại, chỉ có 2/7 Cty (được giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo trên địa bàn tỉnh) thu mua loại lúa này, và cũng không biết họ sẽ thu mua trong thời gian bao lâu với số lượng là bao nhiêu?”.
Đánh giá về thực trạng trên, ông Phạm Văn Quỳnh - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ - phân tích: “Vụ đông xuân năm nay, hầu hết các địa phương trong vùng đều chuyển sang trồng lúa chất lượng cao với diện tích lớn. Bên cạnh đó, thay vì chia làm 2-3 đợt gieo sạ, nông dân lại tập trung quá nhiều vào đợt đầu vụ, từ đó dẫn đến tình trạng thu hoạch rộ, sản lượng lúa quá cao so với nhu cầu và khả năng thu mua của các DN, cộng thêm tác động của thị trường đã khiến lúa chất lượng cao rơi vào cảnh bấp bênh, khó tìm được đầu ra”.
Theo cơ chế quản lý hiện nay, UBND thành phố Hà Nội là chủ sở hữu tài sản, có thẩm quyền quyết định giá cho thuê, đối tượng thuê đồng thời có thẩm quyền quyết định việc thu hồi, điều chuyển quỹ nhà, chuyển mục đích sử dụng và cho phép bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với quỹ nhà chuyên dùng trên địa bàn. Thành phố cũng quy định doanh nghiệp thuê nhà của Nhà nước không được phép cho thuê lại; nếu dùng mặt bằng liên danh, liên kết với các đơn vị khác thì phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù vậy, rất nhiều đơn vị, tổ chức đã có những vi phạm trong việc thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, phổ biến nhất là sau khi được thuê nhà với giá "tượng trưng", nhiều đơn vị tự ý chuyển nhượng, cho thuê lại dưới hình thức liên danh, giao khoán nhà cho cá nhân để hưởng chênh lệch.
Theo Bộ Xây dựng, cơ quan chủ trì soạn thảo quy định, trước hết chủ đầu tư phải có chức năng phù hợp với việc thực hiện dự án; nếu là doanh nghiệp phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu không ít hơn 15% tổng mức đầu tư, với dự án quy mô dưới 20ha, hoặc không ít hơn 20% tổng mức đầu tư, với dự án quy mô từ 20ha trở lên. Một điểm lưu ý nữa là trước khi cấp thẩm quyền quyết định chấp thuận việc đầu tư, các dự án phải có sự thẩm định của Bộ Xây dựng. Cụ thể, dự án KĐTM quy mô sử dụng đất từ 100ha trở lên hoặc thuộc địa giới hành chính hai tỉnh sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng. Dự án KĐTM quy mô sử dụng đất từ 20ha đến 100ha sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Trong số 30.000 tỷ đồng mà Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) dành hỗ trợ chương trình nhà ở xã hội theo thỏa thuận ký kết với Bộ Xây dựng, có tới 19.500 tỷ đồng (chiếm 65% gói tín dụng này) dành cho người mua nhà. Cụ thể, đối tượng mà BIDV xem xét cấp tín dụng là người được mua nhà xã hội; người thu nhập thấp, trung bình không đủ điều kiện được giải quyết nhà ở xã hội nhưng có nhu cầu về nhà ở hoặc có nhà ở nhưng đã xuống cấp hư hỏng; người thu nhập thấp có diện tích nhà bình quân dưới 8m2/người… Những đối tượng trên sẽ được BIDV cho vay tối đa 85% giá trị căn hộ được mua, với lãi suất thấp hơn mặt bằng lãi suất bình quân 10% và có thể thấp hơn trong trường hợp Nhà nước có cơ chế hỗ trợ. Thời gian cho vay tối đa 15 năm. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, NHNN dự kiến kéo lãi suất tín dụng cho người mua nhà xuống mức 6%/năm, thời hạn cho vay trên 10 năm. Những điều khoản hướng dẫn cụ thể đang được NHNN soạn thảo, ban hành trong nay mai.

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
