Các báo viết về Tài chính ngày 14/05/2014
**Giá sữa sẽ giảm khi áp giá trần - Lo doanh nghiệp lách luật; **Sức mua hàng Trung Quốc giảm mạnh; **Cục Quản lý cạnh tranh điều tra vụ "găm phòng" ở Nha Trang; **Mỹ “sửa” thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam; **Thu phụ phí thẻ bị phạt 50 triệu đồng; **Hà Nội: Xuất hiện chủ, khách tẩy chay hàng Trung Quốc;...

- "Sức mua hàng Trung Quốc giảm mạnh". Theo khảo sát của Một Thế Giới tại Hà Nội, hàng Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn, dù tại các chợ nhỏ lẻ cho đến một số siêu thị lớn.
Các Cty bị đơn tự nguyện đều tăng từ 0,42 USD/kg lên 1,2 USD/kg. Một doanh nghiệp bị đơn bắt buộc khác là Cty CP Hùng Vương vẫn giữ nguyên mức thuế 1,2 USD/kg. Mức thuế suất chung toàn quốc là 2,11 USD/kg.
Theo Vasep, phán quyết trên của Mỹ bất hợp lý, không nhất quán, mang tính bảo hộ, gây bất lợi cho sản phẩm cá tra Việt Nam.
Đề xuất này được đưa ra sau khi thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng vẫn tính phí 1-3% với khách hàng thanh toán bằng thẻ.
- "Vì sao doanh nghiệp trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo?". Sau khi Vinafoods 2 - đơn vị đấu thầu thành công hợp đồng xuất khẩu 800.000 tấn gạo sang thị trường Philippines với giá 370 USD/tấn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA đã phân bổ lại chỉ tiêu thực hiện hợp đồng cho các doanh nghiệp. Đây là các doanh nghiệp nằm trong diện được mua gạo tạm trữ vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua. Tuy nhiên, cách đây không lâu, nhiều doanh nghiệp đã xin trả lại chỉ tiêu xuất khẩu gạo do giá thấp, lại kèm theo nhiều điều kiện ràng buộc chưa từng có tiền lệ.
Đại diện Vinafoods 2 cho biết, mới đây đã có hơn 10 doanh nghiệp gửi đơn lên Tổng công ty và Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA xin trả lại chỉ tiêu xuất khẩu. Tổng sản lượng gạo mà các doanh nghiệp này xin ngừng xuất khẩu là 80.000 tấn.
- "Giá sữa sẽ giảm khi áp giá trần - Lo doanh nghiệp lách luật". Trước động thái quyết liệt mới đây của Bộ Tài chính trong việc áp dụng giá trần đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, người tiêu dùng kỳ vọng sẽ có “làn sóng” giảm giá sữa. Tuy nhiên, không ít chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi, liệu có tình trạng doanh nghiệp sữa “lách luật” rút bớt trọng lượng, cải tiến mẫu mã để lập lờ về giá?
Phóng viên báo Tin Tức (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Tài chính) xung quanh vấn đề này.
Xem chi tiết:
http://baotintuc.vn/kinh-te/kha-thi-khi-ap-gia-tran-20140513222737338.htm
- "Hà Nội: Xuất hiện chủ, khách tẩy chay hàng Trung Quốc". Từ chiều tối 12/5, trước cửa hàng tự chọn tầng 1 tòa nhà Ngôi Sao (Star Tower) phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội xuất hiện tấm biển: “Cửa hàng Ngôi Sao không bán đồ Trung Quốc” được viết bằng tiếng Việt, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc. Chị Hạnh, quản lý cửa hàng cho hay, ngày 12/5, lãnh đạo Công ty yêu cầu đưa toàn bộ hàng hóa Trung Quốc ra khỏi cửa hàng với quan điểm: “Hàng trả lại đối tác được thì trả, không thì vứt bỏ”. Lãnh đạo Công ty cũng yêu cầu nhân viên không mua, sử dụng đồ Trung Quốc trong giai đoạn này. Do chỉ đạo mới được đưa ra, nên tấm biển “nói không với hàng Trung Quốc” được viết bằng phấn, nhưng trong vài ngày tới sẽ được in thành băng rôn căng trước cửa hàng cùng 1 thùng đựng đồ Trung Quốc mà cửa hàng tẩy chay. “Đây là việc mà chúng tôi có thể làm trong giai đoạn này để thể hiện tinh thần yêu nước”, chị Hạnh nói.
Đang lật ngược lật xuôi từng món đồ kiểm tra mã vạch, xuất xứ, chị Minh, khách của cửa hàng Ngôi Sao cho biết, khi nhìn thấy tấm biển, chị rẽ vào xem ngay. Thông thường, chị Minh chỉ thích mua sắm ở những siêu thị lớn, nhưng thấy tấm biển thể hiện lòng tự tôn dân tộc trong giai đoạn biển Đông đang nóng, chị có cảm tình ngay với cửa hàng tự chọn này. Đã từ lâu, gia đình chị Minh không ưa dùng đồ Trung Quốc, bởi nhanh hỏng và những cảnh báo độc hại cho sức khỏe, giờ càng quyết hạn chế tiêu dùng.
Xem chi tiết:
- "Thành tích xuất gạo: Áp chiêu bán rẻ-mua rẻ, nông dân khóc". Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nêu quan điểm, "Câu chuyện nông dân được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn là bài toán khó. Để người nông dân sống được và có lãi trên mảnh ruộng của mình thì ngoài những chính sách hỗ trợ người nông dân, cần phải xóa bỏ sự độc quyền xuất nhập khẩu, độc quyền phân phối của các doanh nghiệp nhà nước".
Xem chi tiết:
- "Tận dụng cơ hội từ các thỏa ước thương mại". Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trong vai trò quản lý nhà nước đã và đang tập trung cho việc nâng cao năng lực tham gia và giải quyết các vấn đề kinh tế- thương mại song phương, khu vực. Bên cạnh đó Bộ cũng đẩy mạnh việc tiếp tục rà soát, xây dựng lộ trình thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận về kinh tế, thương mại đã ký kết với các đối tác; xử lý hài hòa, thống nhất việc thực hiện cam kết gia nhập WTO và triển khai có hiệu quả Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO. Đẩy nhanh tiến độ đàm phán, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để ký kết các hiệp định, thỏa thuận mới về kinh tế, thương mại với các đối tác.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp (DN) vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã ký 8 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác kinh tế. Các thỏa ước thương mại tự do này đã góp phần giúp các DN trong nước mở rộng thị trường và bạn hàng.
Xem chi tiết:
- "Các điểm chấp nhận thẻ không được thu phí". Ngày 13.5, Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến về việc nhận được phản ánh một số đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) thu phí đối với chủ thẻ khi thanh toán.
Ngoài việc yêu cầu các NH thực hiện nghiêm quy định không thu phí, NHNN còn phối hợp với tổ chức phát hành thẻ quốc tế Visa và MasterCard xử lý hiện tượng thu phụ phí của các ĐVCNT; chỉ đạo cho NH yêu cầu các ĐVCNT không được thu phụ phí khi giao dịch bằng thẻ và phải chịu trách nhiệm khi để các ĐVCNT thu phụ phí của khách hàng. NHNN đã đề nghị bổ sung quy định xử phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm phân biệt giá trong thanh toán thẻ, thu phụ phí từ chủ thẻ đối với các giao dịch thanh toán không đúng quy định pháp luật; buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm nêu trên.
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140513/cac-diem-chap-nhan-the-khong-duoc-thu-phi.aspx
- "183 doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao". Ngày 13-5, Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân TPHCM đã giám sát tình hình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên địa bàn quận Bình Tân. Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, hiện trên địa bàn quận có gần 1.300 doanh nghiệp đã được kiểm tra về môi trường.
Trong đó, ghi nhận 183 doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần tập trung kiểm tra, giám sát và xử lý. Tính đến cuối năm 2013, hơn 40/183 doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi gây ô nhiễm nghiêm trọng và đã phải chịu hình thức xử lý buộc cưỡng chế di dời. Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, lực lượng cảnh sát môi trường của quận đã và đang xử lý khởi tố 5 trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ì trong công tác khắc phục hành vi vi phạm môi trường.
Lý giải thực tế có nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm và nằm xen cài trong khu dân cư, ông Bình nhấn mạnh, quận Bình Tân là quận ven thành phố nên thường là điểm đến của nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm từ quận huyện khác, nhất là từ các quận nội thành. Việc xử lý tuy mạnh nhưng chưa thực sự giải quyết được gốc vấn đề. Bởi phần lớn những doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhỏ, không đủ khả năng đầu tư hạ tầng xử lý chất thải.
Xem chi tiết:
http://sggp.org.vn/kinhte/2014/5/349151/
- "Chưa cần thiết buộc các DN chế xuất lập chi nhánh riêng". UBND TP.HCM vừa có ý kiến như vậy trong công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quy định buộc các doanh nghiệp (DN) chế xuất thành lập chi nhánh riêng.
Theo UBND TP.HCM, việc áp dụng các quy định trước đây liên quan đến việc kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu của các DN chế xuất vẫn đạt hiệu quả cao, thời gian và thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm. Do các khu chế xuất (KCX) tại TP.HCM đã có hàng rào hải quan kiểm soát chặt chẽ hàng hóa ra vào KCX nên việc yêu cầu các DN chế xuất lập chi nhánh riêng cho hoạt động mua bán hàng hóa là chưa cần thiết.
TP.HCM cũng kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép TP có quy chế đặc thù đối với hoạt động này và các DN chế xuất vẫn tiếp tục thực hiện thông quan hàng hóa như trước đây. Việc lập chi nhánh ngoài KCX nên được xem là quyền chứ không phải nghĩa vụ của các DN.
Theo Nghị định 164/2013 của Chính phủ thì “DN chế xuất được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài DN chế xuất, KCX để thực hiện hoạt động này”. Quy định này tuy có hiệu lực từ 1-1 nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về thủ tục thành lập, cơ quan cấp phép mở chi nhánh…
Xem chi tiết:
http://plo.vn/kinh-te/chua-can-thiet-buoc-cac-dn-che-xuat-lap-chi-nhanh-rieng-467959.html
- "Giá nhập khẩu tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 4". Giá xuất khẩu của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 4 do giá cả lương thực và nhiên liệu giảm, cho thấy áp lực lạm phát lên xuất khẩu vẫn yếu.
Theo dự thảo Luật BHXH, từ năm 2016 trở đi, thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức; từ năm 2020 trở đi, tăng tuổi hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại, cứ mỗi năm thêm 4 tháng cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, tuổi nghỉ hưu vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Xem chi tiết:
http://nld.com.vn/cong-doan/tang-tuoi-nghi-huu-de-ne-vo-quy-bhxh-20140513220742666.htm
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
