Các báo viết về Tài chính ngày 14/4/2015
**Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015 sẽ “thúc đẩy hành động”; **Chứng khoán chiều 13/4: Suýt "sụp hầm"!; **Blog chứng khoán: Vốn ngoại “lái” blue-chips; **Giảm mạnh thuế nhập khẩu xăng dầu; **Liên Bộ quyết định giữ nguyên giá xăng dầu; **Nhập khẩu 'ngon ăn' hơn đầu tư; **Lo giá xăng sẽ tăng sốc; **Hàng không đồng loạt kiến nghị giảm thuế nhập khẩu xăng dầu; **Mức phí cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cao nhất là 180.000 đồng/xe; **World Bank: Tăng trưởng của Việt Nam đạt 6% năm 2015; **Đổi mới doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp; **Loạn kinh doanh xăng dầu không phép...

"Từ 1/7/2015, thể chế kinh doanh hoàn toàn khác hẳn, có nhiều điểm rất mới. Mục tiêu của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015 là thúc đẩy hành động, để hiện thực hóa những thay đổi đó", Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc nói tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 13/4.
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22 tháng 4 tại thành phố Vinh (Nghệ An), Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015 như thường lệ vẫn có hai phần chính.
Phần một là đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và kiến nghị giải pháp triển khai kế hoạch năm 2015.
Những vấn đề được nhìn nhận là sẽ nổi lên trong năm 2015 như sự tăng/giảm tổng cầu của nền kinh tế, thu hút và giải ngân vốn FDI, thặng dư thương mại, thị trường tài chính-ngân hàng, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ được tập trung thảo luận ở phiên này.
Bên cạnh các diễn giả chính sẽ đăng đàn là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên và nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển…, sẽ có tham luận của đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Bộ Tài chính, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Đối Ngoại của Quốc hội, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia…
Phần lớn thời gian của Diễn đàn sẽ dành để bàn thảo về chủ đề tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Đây là chủ đề mang tính trung và dài hạn có tính cấp thiết để các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính sách bàn luận sâu và kiến nghị giải pháp với các cơ quan hữu quan, ban tổ chức Diễn đàn cho biết.
Xem chi tiết:
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/chung-khoan/chung-khoan-chieu-134-suyt-sup-ham-20150413042523166.htm
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/chung-khoan/blog-chung-khoan-von-ngoai-lai-bluechips-20150413050354212.htm
Tối 13-4, trong thông cáo gửi các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính cho biết đã ban hành thông tư 48 về việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu.
Theo đó, từ ngày 14-4, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa giảm từ 35% xuống mức 20%, dầu diezel giảm từ 30% xuống 20%, dầu mazut giảm từ 35% xuống 25% và nhiên liệu bay từ 25% xuống 10%.
Đồng thời, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng sinh học E5, E10, dầu sinh học B5, B10 là 20% nhằm khuyến khích sản xuất và phối trộn nhiên liệu sinh học trong nước.
Theo Bộ Tài chính, việc giảm mạnh thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng xăng dầu như trên nhằm bình ổn giá bán xăng dầu trong nước khi thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng mạnh 300% kể từ ngày 1-5 tới.
Xem chi tiết:
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150413/giam-manh-thue-nhap-khau-xang-dau/733496.html
Để hỗ trợ giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp, ổn định giá cả hàng hóa... liên bộ Công thương - Tài chính quyết định giữ ổn định giá xăng dầu.
Ngày 13-4, Bộ Công thương đã ra văn bản điều hành giá xăng dầu. Theo đó, trước những diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây, mặc dù tính bình quân 15 ngày thì một số mặt hàng vẫn tăng giá nhưng liên bộ Công thương - Tài chính đã quyết định giữ nguyên giá bán xăng dầu.
Cụ thể: Xăng RON 92 không cao hơn mức giá 17.286 đồng/lít; Xăng E5 không cao hơn mức giá 16.956 đồng/lít; Dầu diesel 0,05S không cao hơn mức giá 15.883 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn mức giá 16.073 đồng/lít; Dầu madút 180CST 3,5S không cao hơn mức giá 12.653 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo văn bản, liên bộ Công thương - Tài chính quyết định điều chỉnh mức xả quỹ bình ổn giá xăng dầu: Xăng các loại: 991 đồng/lít (từ mức 1.020 đồng/lít); Dầu diesel các loại: 134 đồng/lít (từ mức 5 đồng/lít); Dầu hỏa: 217 đồng/lít (từ 0 đồng/lít); Dầu madút các loại: 383 đồng/kg (từ mức 0 đồng/lít).
Như vậy, theo Bộ Công thương, giá một số mặt hàng xăng dầu đáng lẽ phải tăng giá, tuy nhiên để hỗ trợ giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhằm ổn định giá cả hàng hóa, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, liên bộ Công thương - Tài chính quyết định giữ ổn định giá xăng dầu.
Xem chi tiết:
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, quý 1/2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,837 tỉ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc cắt giảm thuế quan hàng ngàn mặt hàng nhập khẩu theo lộ trình hội nhập đang được cho là một trong những nguyên nhân khiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN sụt giảm.
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/nhap-khau-ngon-an-hon-dau-tu-551041.html
Việc lạm dụng quỹ bình ổn khiến giá xăng dầu có thể rơi vào trạng thái “giật cục”, tăng sốc khi các công cụ bình ổn dần mất đi hiệu lực
Ngày 13-4, Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra quyết định giữ ổn định giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước dù diễn biến giá thế giới đang có dấu hiệu giảm nhẹ 0,2% đối với các loại xăng và tăng khoảng 0,8%-3% đối với các loại dầu. Theo đó, giá xăng RON 95 tiếp tục là 17.880 đồng/lít, RON 92 là 17.280 đồng/lít, dầu diesel 15.880 đồng/lít, dầu hỏa 16.070 đồng/lít và dầu ma dút 12.760 đồng/lít.
Để bù đắp phần chênh lệch giá, Bộ Công Thương quyết định sử dụng công cụ duy nhất trong thời điểm hiện nay là Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG). Cụ thể, với mức chênh lệch giá các mặt hàng xăng khoảng 29 đồng, cơ quan quản lý quyết định giảm sử dụng Quỹ BOG thay vì giảm giá xăng tương ứng. Đồng thời, thay vì tăng giá các mặt hàng dầu từ 129-383 đồng/lít thì tăng sử dụng quỹ ở mức tương đương.
Như vậy, với công cụ hữu hiệu trong ngắn hạn này, người tiêu dùng đã được hưởng giá xăng, dầu bình ổn trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, điều đáng nói là quỹ này đang giảm đi từng ngày và không thể làm “van” điều tiết giá xăng lâu dài được.
Việc lạm dụng Quỹ BOG được giới chuyên môn đánh giá có thể khiến thị trường xăng dầu rơi vào tình trạng hết công cụ để bình ổn.
Tại thời điểm tháng 2, khi giá xăng dầu thế giới tăng 1.500-2.500 đồng/lít mỗi loại thì việc sử dụng Quỹ BOG là hợp lý. Nhưng thời điểm gần đây, việc sử dụng Quỹ BOG chưa chắc được hoan nghênh. “Lần điều hành ngày 26-3 lẽ ra có cơ hội giảm giá xăng dầu thì lại đánh đổi bằng Quỹ BOG, trong khi kỳ này lại dùng quỹ để tránh cả tăng lẫn giảm giá các mặt hàng. Như vậy, sẽ dồn giá xăng lại và gây sốc ở những kỳ điều hành tới đây khi các công cụ đều hết hiệu lực. Sao không để giá tham gia điều tiết thị trường theo đúng tinh thần Nghị định 83?” - đại diện một doanh nghiệp phân tích.
Lý do của nhận định trên không chỉ xuất phát từ việc Quỹ BOG đang cạn dần mà còn nằm ở việc thuế môi trường sẽ chính thức tăng mạnh (300%) từ ngày 1-5, gây áp lực không nhỏ lên giá xăng. Để cân bằng, Bộ Tài chính cho biết sẽ giảm thuế nhập khẩu theo cam kết từ ngày 1-1. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện giảm thuế được tiến hành theo lộ trình và phải đến năm 2018 mới có thể hoàn thành. Chưa kể, tại thời điểm này, sản lượng xăng dầu được ưu đãi thuế mới chỉ dừng ở 0,08% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này theo công bố của Bộ Tài chính. Như vậy, ảnh hưởng từ thuế môi trường đến giá xăng là khó tránh khỏi trong khi người tiêu dùng chưa chắc được hưởng lợi sớm từ các cam kết giảm thuế, nếu Bộ Tài chính còn chưa quyết liệt cắt giảm.
Xem chi tiết:
http://nld.com.vn/kinh-te/lo-gia-xang-se-tang-soc-2015041322040073.htm
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT tải kiến nghị với Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không và cho phép các hãng hàng không thu phụ thu giá vé khoản thuế bảo vệ môi trường.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc đưa ra kiến nghị theo báo cáo của các hãng hàng không, giá nhiên liệu bay (Jet A1) đã giảm. Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu lại tăng lên 25%. Đây thực sự là một gánh nặng tài chính đối với hãng hàng không. Bên cạnh đó, hiện Bộ Tài chính có chủ trương tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 lên 3.000 đồng/lít. Với mức tăng này, chi phí khai thác của các hãng hàng không sẽ bị đội lên.
Cùng đó, đại diện Vietjet Air cho biết, thuế, phí xăng dầu nói chung và tăng thuế môi trường nói riêng đang gây khó khăn cho các hãng hàng không. Đồng nghĩa với việc tăng chi phí đi lại cho hành khách khi lựa chọn bằng đường hàng không. Để chứng minh, đại diện Vietjet Air đưa ra con số, vào cuối 2014, khi giá dầu giảm xuống 62 USD/thùng thì thuế nhập khẩu lập tức tăng lên 25%.
Đến tháng 3.2015 vừa qua, giá nhiên liệu tăng lên 75 USD nhưng thuế không được điều chỉnh. Cũng theo Vietjet chiếm tới 57% giá thành, do vậy mọi thay đổi về thuế sẽ ảnh hưởng ngay tới giá thành vé cho hành khách. Phần lớn các nước đều có chính sách thuế ưu đãi với xăng dầu hàng không. Việc kinh doanh càng khó khăn hơn khi thuế môi trường với xăng dầu tăng tới 300% (từ 1.000 đồng mỗi lít hiện nay lên 3.000 đồng kể từ ngày 1.5 tới) ảnh hưởng của việc tăng phí môi trường đối với hãng dự kiến là 350 đến 400 tỉ đồng. Cùng đó, đại diện hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cũng cho hay, chủ trương tăng thuế môi trường từ 1.000 lên 3.000đồng/lít sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí của Jetstar dự kiến trong năm 2015 khoảng 150 tỉ đồng.
Do vậy, để giảm bớt khó khăn các hãng hàng không đều kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không xuống còn 7% và cho phép các hãng đưa thuế môi trường vào cơ cấu giá vé để giảm thiểu rủi ro và khó khăn, tăng sức cạnh tranh.
Xem chi tiết:
http://laodong.com.vn/kinh-te/hang-khong-dong-loat-kien-nghi-giam-thue-nhap-khau-xang-dau-315629.bld
TCty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) - chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng cho biết hiện tiến độ thi công toàn tuyến đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Do vậy, sẽ thông xe 25km đầu tiên đoạn từ cầu Thanh An (giáp Hải Dương) - Nút giao quốc lộ 10 - Nút giao đường 353 (thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng) vào ngày 19.5 tới.
Được biết, Dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng khởi công từ tháng 5.2008 và hoàn thành vào năm 2011 với tổng chiều dài là 105,5km, quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 120km/giờ. Bề rộng nền đường 33m, 54 cầu lớn nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông khác mức. Đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Tổng mức đầu tư tuyến cao tốc này là 45.487 tỉ đồng, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). Số vốn ban đầu được dự toán vào mức xấp xỉ 25.000 tỉ đồng.
Cùng với việc đưa vào khai thác 25km đầu tiên Vidifi cũng vừa có Tờ trình đề nghị Bộ GTVT chấp thuận thông xe, khai thác tạm và thu phí đoạn qua thành phố Hải Phòng. Theo đó, trong giai đoạn khai thác tạm các đoạn tuyến của đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (năm 2015), để khuyến khích phương tiện lưu thông trên đoạn tuyến này, VIDIFI đề xuất áp dụng mức thu phí là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn, tương tự với mức phí đang thu trên cao tốc Nội Bài- Lào Cai, Bến Lức-Long Thành và Cầu Giẽ-Ninh Bình (đoạn 4 làn xe). Theo đó, dự kiến, đoạn tuyến đươc đưa khai thác từ ngày 19.5 tới đây sẽ thu phí theo lượt, tính theo số kilomet thực tế mà xe lưu thông.
Xem chi tiết:
http://laodong.com.vn/kinh-te/muc-phi-cao-toc-ha-noihai-phong-cao-nhat-la-180000-dongxe-315656.bld
Sáng 13.4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương. Đáng chú ý, WB đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 6% cho năm 2015, tăng 0,5 % so với dự báo đưa ra hồi tháng 10.2014.
Không chỉ nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2015, WB còn nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong các năm 2016 và 2017. Cụ thể, các chuyên gia của WB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm 2016 và 6,5% vào năm 2017.
Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, ông Sudhir Shetty cho rằng việc WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hơn 0,5% so với cách đây 6 tháng là do tác động của giá dầu giảm. Ông Sudhir Shetty nhận định mặc dù Việt Nam là nước sản xuất dầu và xuất khẩu dầu, nhưng cũng đồng thời là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn. Hơn nữa, Việt Nam sử dụng năng lượng trong sản xuất rất lớn nên nền kinh tế khá nhạy cảm với giá dầu. Một nguyên nhân nữa khiến WB đưa ra đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam là do trong vài năm qua, Việt Nam thu hút được rất nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu tăng đáng kể.
Xem chi tiết:
http://laodong.com.vn/kinh-doanh/world-bank-tang-truong-cua-viet-nam-dat-6-nam-2015-315566.bld
Ngày 13/4, Ngân hàng thế giới (WB) công bố Báo cáo cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam có một số khởi sắc, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo dự báo, hoạt động kinh tế ở Việt Nam đã có sự khởi sắc. Tăng trưởng GDP đạt 7% trong quý IV năm 2014, đưa tỷ lệ tăng trưởng cả năm lên mức 6% (tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011). Tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam giảm liên tục, đáng kể. Tỷ lệ dân số có mức sống dưới 2 USD/ngày sẽ giảm từ 12,1% xuống 5,8% trong năm 2017. Tình trạng nghèo chủ yếu diễn ra ở nông thôn, tập trung ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, khu vực giáp biên của vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và một số vùng ở Tây Nguyên. Xuất khẩu tăng vững chắc, dòng vốn FDI, kiều hối được duy trì và nhập khẩu chủ yếu giúp cải thiện cán cân vãng lai.
Tuy nhiên, do tái cơ cấu diễn ra ì ạch, đặc biệt trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khiến kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Công cuộc đổi mới khu vực DNNN diễn ra chậm chạp so với kế hoạch, chưa đạt chỉ tiêu cổ phần hóa đặt ra. Đầu tư tư nhân trong nước còn dè dặt, do niềm tin của doanh nghiệp còn thấp. Việc thúc đẩy, tạo sân chơi bình đẳng giữa các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cần được thúc đẩy hơn nữa. Tăng trưởng tín dụng bị kìm hãm, cầu tín dụng yếu (do niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng còn thấp). Đáng chú ý, nợ công đã gia tăng do nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách, phần lớn. Tổng dư nợ công và nợ được bảo lãnh công đạt đến mức 61% GDP tính đến cuối năm 2014.
Theo WB, Việt Nam cần có kế hoạch vững chắc để củng cố tình hình tài chính cả các DNNN và các ngân hàng thương mại có sở hữu nhà nước. Sự suy yếu của giá các mặt hàng gạo, nông sản khác trên toàn cầu sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình nông thôn, nới rộng chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội vươn ra thị trường bên ngoài rộng lớn, giàu có hơn khi hiệp định thương mại đang đàm phán có hiệu lực.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/doi-moi-doanh-nghiep-nha-nuoc-dien-ra-cham-chap-847025.tpo
Gần đây, một số xã vùng biển huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) có hàng chục cột bơm xăng dầu chưa được cấp giấy phép mọc lên để kinh doanh. Các cột bơm này không thực hiện quy định xây dựng, không niêm yết giá, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy.
Người dân phản ánh, những cột bơm xăng này hoạt động nhiều năm qua, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng môi trường, vì nguồn nguyên liệu trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Các cây xăng, dầu nơi đây chủ yếu mọc lên để cung cấp cho tàu thuyền ngư dân ra khơi đánh bắt.
Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An) tại huyện Diễn Châu cho biết, riêng địa bàn xã Diễn Ngọc có 14 cơ sở kinh doanh xăng dầu không phép. Năm 2014, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra 80 vụ, phát hiện 26 vụ sai phạm, xử phạt 354 triệu đồng, riêng lỗi không có giấy phép là 280 triệu đồng.
Tương tự, Đội Quản lý thị trường số 4 (tại huyện Quỳnh Lưu) cho hay, đầu năm 2015 có 26 điểm kinh doanh xăng dầu trái phép. Những cơ sở này tập trung tại các xã Quỳnh Lập, Tiến Thủy và Sơn Hải. Năm 2014, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 43 điểm vi phạm, tiến hành xử phạt 206 triệu đồng, thu hơn 2.000 lít dầu không rõ nguồn gốc.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết, các đại lý bơm dầu nằm trong khu dân cư xuất phát từ nhu cầu của bà con (bán cho tàu thuyền của ngư dân). Họ kinh doanh trái phép và tuy nhiên chưa từng xảy ra bất cứ vụ cháy nổ nào, nhưng nguy cơ tiềm ẩn rất cao.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/loan-kinh-doanh-xang-dau-khong-phep-847081.tpo
(CT tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
