Các báo viết về Tài chính ngày 16/10/2014
**Nhận định của chuyên gia: Giá xăng dầu sẽ phải giảm mạnh hơn; **Nghịch lý doanh thu lớn, lợi nhuận bết bát tại Vietnam Airlines; **Sữa mốc, Vinamilk cố tình né tránh trách nhiệm, coi thường người tiêu dùng?; ...

- "Nhận định của chuyên gia: Giá xăng dầu sẽ phải giảm mạnh hơn". Đây là nhận định của các chuyên gia xăng dầu trong nước trước bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp tục “lao dốc” trong phiên giao dịch hôm 15.10.
Giá dầu Brent hôm qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm qua, do những lo ngại về nguy cơ dư thừa nguồn cung ngày càng bị đẩy lên cao sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa phát đi những tín hiệu cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới vẫn chưa có ý định cắt giảm sản lượng.
Xem chi tiết:
- "Nghịch lý doanh thu lớn, lợi nhuận bết bát tại Vietnam Airlines". Về doanh thu, trong giai đoạn 2008-2013, ngoại trừ năm khủng hoảng 2009, doanh thu của Vietnam Airlines tăng trưởng trung bình 19,7%/năm.
Theo Vietnam Airlines, nguyên nhân là do trong năm 2009, nền kinh tế thế giới suy thoái, kéo theo nhu cầu đi lại giảm rõ rệt, đặc biệt là thị trường quốc tế. Thêm vào đó, năm 2009, Vietnam Airlines không còn khoản doanh thu từ phụ thu nhiên liệu nội địa (năm 2008 khoảng 200 tỷ đồng).
Tổng doanh thu năm 2013 của tổng công ty đạt đạt 68,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,3 tỷ USD – nhỉnh hơn một chút so với doanh thu của doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán là PV GAS (65,4 nghìn tỷ).
Con số trên là kết quả hợp nhất của công ty mẹ Vietnam Airlines và các công ty con như Jetstar Pacific Airlines (JPA), Cambodian Angkor Air, Xăng dầu hàng không, Tân Sơn Nhất Cargo, Nội Bài Cargo…
Trái ngược với sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của Vietnam Airlines giảm đi đáng kể trong 3 năm gần đây.
Trong giai đoạn 6 năm trước cổ phần hóa, năm 2010 có lợi nhuận cao nhất (đạt 314 tỷ đồng), và năm 2011 lợi nhuận thấp nhất là 36,6 tỷ đồng, nguyên nhân do biến động tỷ giá VND/USD làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tới năm 2013, lợi nhuận của Vietnam Airlines đạt 157 tỷ đồng, tăng 14 so với lợi nhuận năm 2012 (tương đương mức tăng tuyệt đối là 19,5 tỷ đồng).
Xem chi tiết:
- "Sữa mốc, Vinamilk cố tình né tránh trách nhiệm, coi thường người tiêu dùng?". Sau khi ăn phải sữa mốc của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, chị Nguyễn Như Thùy, ở 42 - C15 khu TT Kim Liên, Hà Nội đã phải đi cấp cứu do ngộ độc thức ăn. Sự việc xảy ra, nhưng dường như công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk cố tình né tránh trách nhiệm với chị Thùy cũng như né tránh trả lời báo PLVN về sự việc trên.
Sau khi nhận được thông tin trên từ phía Báo Pháp Luật Việt Nam, Công ty cổ phần sữa Vinamilk, chi nhánh Hà Nội đã cử cán bộ đến nhà gặp chị Thùy và xem sản phẩm sữa bẩn. Từ ngày 3/10 đến ngày 6 – 10–2014, cán bộ của Vinamilk đã xem xét sản phẩm bằng cảm quan, không lập biên bản sự việc và thu hồi hộp sữa chua bị mốc trên. Tuy nhiên, nhân viên của công ty sữa Vinamilk không hề hỏi thăm tình hình sức khỏe chị Thùy như thế nào, bị ảnh hưởng ra làm sao. Kết thúc buổi gặp, chị Thùy cũng đã ghi lại ý kiến của mình vào “Phiếu đề nghị giải quyết khiếu nại khách hàng” của công ty.
Sau 3 ngày, Công ty đã cho người mang ý kiến trả lời bằng văn bản về sự việc sữa bẩn cho chị Thùy, đó là bản kiểm định chất lượng sản phẩm sữa sản xuất cùng lô với hộp sữa mốc mà chị Thùy ăn. Trong công văn số 02/10/CV-TS.QA/14 ngày 07-10-2014 của công ty sữa Vinamilk gửi tới chị Thùy, có nêu lý do sữa bị mốc bẩn là do quá trình vận chuyển, bảo quản trước khi tới tay người tiêu dùng.
Đến lúc này nhân viên mới hỏi han tình hình của chị Thùy cũng như ý kiến của chị Thùy trước sự việc này. Đồng thời, nhân viên công ty có đề xuất bồi thường bằng cách đổi lại sản phẩm bị hỏng bằng sản phẩm khác. Chị Thùy thấy hoàn toàn không thỏa đáng, bởi những thiệt hại, tổn thất nặng nề bắt nguồn từ việc ăn phải sữa mốc bẩn của Công ty Vinamilk.
Điều đáng nói, cả 2 lần gặp gỡ nhân viên công ty đều né tránh không nhắc tới sản phẩm sữa mốc bẩn đã trực tiếp gây tổn hại sức khỏe chị Thùy, công ty cổ phần sữa Việt Nam cũng như chưa đáp ứng mong muốn chính đáng của khách hàng đưa ra, đó là cho tiến hành tiếp nhận lại sản phẩm sữa có mốc bẩn trực tiếp gây hại đến khách hàng để kiểm định lại chất lượng sản phẩm. Khi tiến hành tiếp nhận sản phẩm có bên thứ 3 có thẩm quyền pháp luật làm chứng.
Xem chi tiết:
http://baophapluat.vn/tieu-dung-du-luan/sua-moc-vinamilk-co-tinh-ne-tranh-trach-nhiem-coi-thuong-nguoi-tieu-dung-199207.html
http://baotintuc.vn/kinh-te/thuc-day-thanh-toan-dien-tu-20141015221506351.htm
- "Lỗ hổng thất thoát ngân sách từ khai thác khoáng sản tràn lan". Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng TC Địa chất Khoáng sản, đến lúc nhà nước phải lấp những lỗ hổng thất thoátngân sách từ cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan.
- "Sở hữu chéo có thực sự nguy hiểm?". Một trong nhiều vấn đề được cử tri quan tâm trước kỳ họp thứ tám của Quốc hội (dự kiến khai mạc vào ngày 20-10 và bế mạc ngày 29-11) là sở hữu chéo và sở hữu có tính lũng đoạn trong hoạt động ngân hàng khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống đang có rất nhiều vấn đề này.
Nhiều ý kiến cho rằng: Sở hữu chéo vẫn tiếp tục là vấn đề phức tạp ở khối ngân hàng thương mại cổ phần. Và điều đáng lo ngại nhất chính là tình trạng các ngân hàng cổ phần sở hữu lẫn nhau và tình trạng "ông chủ" ngân hàng kiêm luôn "ghế" chủ tịch các công ty con. Như vậy, không ít nợ xấu thuộc về chính các "ông chủ" ngân hàng - ngân hàng là chủ nợ nhưng cũng là con nợ và họ hoàn toàn có thể biến nợ xấu ngắn hạn thành nợ xấu trung, dài hạn... Nhận định nêu trên không phải không có cơ sở, vấn đề lúc này là đánh giá đúng về tình trạng sở hữu chéo trong toàn bộ hệ thống để có giải pháp xử lý phù hợp gắn với tái cơ cấu ngân hàng.
Trước hết, có thể nói sở hữu chéo, đầu tư chéo không phải là chuyện riêng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam mà là vấn đề với nhiều hệ thống tài chính, tổ chức tín dụng trên thế giới. Trong mắt giới chuyên gia tài chính, ngân hàng, sở hữu chéo là hệ quả tất yếu của quá trình tái cơ cấu, bởi nếu không có "ông chủ" mới, ngân hàng không thể có nguồn vốn mới để tái cơ cấu. Nói thế để thấy sở hữu chéo không đáng ngại, lo ngại nằm ở những "nhập nhằng" đằng sau vấn đề này. Thực tế, quy mô sở hữu chéo trực tiếp trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam không lớn, nhưng lại vô cùng phức tạp. Đây là "chất xúc tác" tạo điều kiện cho các hành vi chuyển vốn lòng vòng, tăng vốn điều lệ không thực chất… tác động tiêu cực đến hoạt động của cả hệ thống. Đây cũng chính là một lực cản đối với quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng...
Do vậy, kiểm soát sở hữu chéo, đầu tư chéo là hết sức cần thiết. Hiện tại rất khó để có thể bóc tách hết "các kiểu" sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng. Thế nhưng, việc làm rõ tình trạng sở hữu của các cổ đông lớn; yêu cầu họ thoái vốn về mức quy định; đồng thời loại bỏ các cổ đông không có năng lực tài chính… là hoàn toàn có thể làm được. Xác định rõ nguồn tiền của các cổ đông tham gia tái cơ cấu ngân hàng sẽ làm "sạch" dòng tiền và tránh được tình trạng mang tiền của ngân hàng này đi "tái cơ cấu" ngân hàng khác. Như vậy, không chỉ giảm thiểu hệ lụy cho toàn bộ hệ thống mà còn thúc đẩy tiến trình minh bạch hóa - một điểm yếu của hoạt động ngân hàng.
Xem chi tiết:
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Luan-ban-Hanh-dong/712687/so-huu-cheo-co-thuc-su-nguy-hiem
- "Vì sao nhiều doanh nghiệp nông nghiệp phá sản?". Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển đáng khích lệ góp phần quan trọng ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, số doanh nghiệp (DN) tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế vì rủi ro lớn, sản phẩm thu lợi không cao. Chưa kể những khó khăn về nguồn vốn, trở ngại về chính sách, đất đai, thị trường…
Tại diễn đàn doanh nghiệp ngành nông nghiệp năm 2014 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15-10, các hiệp hội, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung làm rõ những vấn đề nêu trên.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, những năm gần đây, nhiều DN của ngành này đã phải đóng cửa, tuyên bố phá sản. Một nghịch lý được nêu ra là Nhà nước khuyến khích các DN nông nghiệp tạo ra sản phẩm nhiều hơn, chất lượng hơn nhưng lại không có cơ chế, chính sách trong tiêu thụ. Mấy niên vụ liên tiếp, DN mía đường rơi vào cảnh rớt giá, không bán được hàng do lượng đường tồn kho lớn và phải cạnh tranh với đường nhập khẩu… dẫn tới việc nhiều DN mía đường phải tuyên bố phá sản. Nếu không có chính sách hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho DN nông nghiệp, số DN phá sản sẽ còn tăng hơn nữa.
Xem chi tiết:
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/712690/vi-sao-nhieu-doanh-nghiep-nong-nghiep-pha-san
- "Tăng chi phí định mức cho xăng lên 1.050 đồng/lít". Theo dự thảo Thông tư liên tịch về điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định 83 mới ban hành, chi phí kinh doanh định mức đối với xăng được tăng lên 1.050 đồng/lít, thay vì 860 đồng/lít như trước kia.
http://motthegioi.vn/tieu-diem/tang-chi-phi-dinh-muc-cho-xang-len-1050-donglit-111494.html
- "Tự thiêu vì vỡ nợ". Một phụ nữ Thái Lan hôm qua tự thiêu bên trong tòa nhà chính quyền ở thủ đô Bangkok vì không có khả năng trả khoản nợ 46.000 USD.
Bà Sangvean Raksapet, 52 tuổi, đến từ tỉnh Lop Buri được đưa ngay đến bệnh viện với nhiều vết bỏng nghiêm trọng, sau khi tự thiêu tại trung tâm khiếu nại của nhà nước, tọa lạc ngay trước tòa nhà chính phủ.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwon cho biết, bà Sangvean đã đến trung tâm nhiều lần để xin giúp đỡ trả nợ. “Người phụ nữ này đã vay tiền từ dân làng với tổng số lên tới 1,5 triệu baht… nhưng khi đến ngày trả nợ, bà ấy không có tiền”, ông Wongsuwon nói.
Xem chi tiết:
Cụ thể, báo cáo dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 782.700 tỉ đồng, thực hiện đạt 636.010 tỉ đồng, bằng 81,3% dự toán. Cả năm phấn đấu thu đạt 835.500 tỉ đồng, vượt 9,2% (52.800 tỉ đồng) so với dự toán, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2013.
Mặc dù vượt thu so với dự toán, nhưng ở phía đầu ra chi ngân sách rất đáng báo động, khi dự toán chi năm 2014 là 1.006.700 tỉ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 768.000 tỉ đồng, bằng 76,3% dự toán, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2013. Ước thực hiện cả năm 2014 đạt 1.059.500 tỉ đồng, vượt 5,2% (52.800 tỉ đồng) so với dự toán.
Xem chi tiết:
Trong khi tiền thuế hơn 300 tỉ đồng của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHHKhai thác vàng Bồng Miêu (đều thuộc Tập đoàn Besra, đóng tại Quảng Nam) chưa được Besra nộp thì mới đây, một tờ báo điện tử dẫn lời TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, cho rằng “chủ nhà” đã hớ hênh để mất trắng đến 15 tấn vàng làm dấy lên lo ngại trong dư luận tại địa phương.
“Vàng Phước Sơn có trữ lượng là 22 tấn chứ không phải 7 tấn như cấp phép đâu. Từ lúc cấp giấy phép là ta đã cho không họ 15 tấn vàng rồi nên giờ có đóng cửa thì cũng chẳng thiệt hại gì vì họ có đầu tư gì đâu. Khai thác vàng ở Phước Sơn giống như khai thác vàng thổ phỉ, không có công nghệ gì là tiên tiến cả” - TS Sơn nói.
Xem chi tiết:
Trao đổi với Tổ Quốc về thực trạng “đội” vốn hiện nay của các dự án sử dụng vốn ODA, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, cần phải thẩm định từng dự án mới tìm ra nguyên nhân cụ thể và từ đó đề ra giải pháp khắc phục.
Nói về các nguyên nhân có thể xảy ra của tình trạng “đội” vốn, TS. Trần Du Lịch cho biết, nhiều dự án dự toán kinh phí từ nhiều năm trước bây giờ giá cả đã khác. Có dự án dự kiến kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo kiểu nhà nước tính nhưng thực tế không như cách tính đó. Cũng có dự án đội vốn do đôn lãi vay lên, mua trang thiết bị nước ngoài, liên quan vấn đề điều chỉnh tỷ giá…
Tuy vậy, “có một thực tế là khi làm cơ quan soạn thảo dự án cố tình tính thấp một chút để dễ thông qua, nhưng khi thông qua thì thực tế với cái giá đó không thể làm được”, TS. Trần Du Lịch chỉ rõ.
Theo TS. Trần Du Lịch, những dự án ODA dựa vào nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài thì rủi ro về tỷ giá là rủi ro lớn nhất.
Xem chi tiết:
Thị trường Việt Nam được đánh giá đang bước vào giai đoạn chín muồi và đang chịu sức ép lớn từ hội nhập. Năm 2015, khu vực kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực cho phép các dòng tài nguyên, hàng hóa, vốn, nhân lực… di chuyển tự do trong nội khối, đặc biệt 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể đạt doanh thu tới 100 tỉ USD vào năm 2016.

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
