Các báo viết về Tài chính ngày 17/01/2014
**Sớm bỏ cung cách quản lý giá cực đoan; **Truy thu thuế hơn 1.613 tỷ đồng qua kiểm tra sau thông quan; **Bộ Tài chính giải quyết tranh chấp vay, nợ quốc tế; **Méo mặt" vì mua xe trả góp; **Cần cơ chế hơn tiền; **Gửi tiền vào ngân hàng: Lo nhất là đạo đức cán bộ;...

- "Sớm bỏ cung cách quản lý giá cực đoan". Xung quanh việc giá cả cận tết đến hẹn lại lên, phóng viên NTNN đã phỏng vấn chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Ông Phú nói: Đã mười mấy năm nay, chúng ta luôn có khẩu hiệu "Đảm bảo cung-cầu hàng hóa, ổn định giá cả trong dịp tết". Tôi cho khẩu hiệu này rất hay nhưng chưa bao giờ phát huy tác dụng như mong muốn cả. Tết đến là giá cả phải tăng, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống để chúng ta có cách điều hành linh hoạt. Năm nay, tôi cho giá cả sẽ không tăng mạnh, chỉ khoảng 5-10% tính chung lại, bởi ai cũng biết kinh tế khó khăn, người dân tiết kiệm chi tiêu.
Nhưng theo nhận định của các cơ quan chức năng, cung cầu hàng hóa tết năm nay được bảo đảm nên giá cả sẽ khó có sự tăng, thưa ông?
- Nói theo chính sách thì là vậy, song giá cả tăng dịp tết là quy luật tất yếu. Nếu đi chợ thực tế ngay thời điểm này sẽ thấy, giá cả đã và đang nhích tăng rồi. Tôi xin nhấn mạnh: Việc giá cả hàng hóa tết tăng đều có giai đoạn của nó. Ví dụ hàng khô không bao giờ tăng sát tết mà thường tăng mạnh trước đó một tháng. Tuy nhiên, tôi cũng thừa nhận tốc độ tăng giá hàng hóa năm nay có chậm lại so với mọi năm, nhưng chúng ta cũng nhớ rằng, năm ngoái giá một nải chuối xanh ngày 29 tết đã có lúc lên đến 200.000 đồng, như vậy có thể coi là tăng đột biến hay không?!
Năm nay, các địa phương và doanh nghiệp đã dự trữ hàng hóa và tham gia bình ổn hàng hóa khá sôi nổi, điều này có giúp ổn định giá cả hàng hóa tết, thưa ông?
- Bình ổn giá cả hàng hóa chỉ giúp tác động về mặt tâm lý mà thôi, chứ với những hàng hóa bình ổn thì không bõ bèn gì với thị trường tết cả. Thị trường sẽ quyết định giá cả, cung-cầu hàng hóa sẽ quyết định giá cả. Chưa kể, hàng bình ổn chỉ giảm được 10% lượng hàng hóa thôi, năm nay số doanh nghiệp tham gia bình ổn hàng hóa cũng không nhiều. Do vậy, 90% vẫn là do thị trường tự do quyết định.
Xem chi tiết:
http://danviet.vn/kinh-te/som-bo-cung-cach-quan-ly-gia-cuc-doan/20140116104842526p1c25.htm
- "Truy thu thuế hơn 1.613 tỷ đồng qua kiểm tra sau thông quan". Năm 2013, Tổng cục Hải quan đã thực hiện 2.327 cuộc kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) và ra quyết định ấn định, truy thu thuế đạt hơn 1.613 tỷ đồng, bằng 118% so với số thực hiện năm 2012.
Toàn ngành đã thu nộp ngân sách nhà nước 1.362,82 tỷ đồng, đạt 119% chỉ tiêu được giao. Riêng Cục KTSTQ (Tổng cục Hải quan) đã quyết định truy thu 585 tỷ đồng, cao gấp hơn 2,5 lần so với số thực hiện năm 2012.
Kết quả này có được là do toàn ngành đã tăng cường KTSTQ, triển khai nhiều chuyên đề tập trung vào các loại hình xuất nhập khẩu và mặt hàng trọng điểm như: kiểm tra các đầu mối kinh doanh tạm nhập - tái xuất xăng, dầu, khoáng sản xuất khẩu; các lĩnh vực có mặt hàng có rủi ro cao, như trị giá thiết bị điện tử, điện lạnh, hàng hiệu Gucci, Milano; mã số, thuế suất hàng linh kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…
Xem chi tiết:
- "Bộ Tài chính giải quyết tranh chấp vay, nợ quốc tế".Bộ Tài chính sẽ là cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam liên quan đến khoản vay, nợ của Chính phủ.
Nội dung này vừa được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 04/2014/ QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Theo đó, Quyết định ghi rõ, Bộ Tài chính sẽ là nơi tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến việc khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài; Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và với trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;
Xem chi tiết:
- "“Méo mặt" vì mua xe trả góp". Từ một chương trình có ý nghĩa và đầy tính nhân văn, nhưng do liên kết thiếu chặt chẽ, sự vô trách nhiệm đối với khách hàng, một đại lý Honda ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã đẩy một số " thượng đế" của mình trở thành con nợ.
http://tamnhin.net/doanhnghiep/28843/-meo-mat-vi-mua-xe-tra-gop.html#.UtiFobQyMno
- "Cần cơ chế hơn tiền". Những gì đang diễn ra từ đầu năm mới tới nay cho thấy thị trường bất động sản đã chuyển động ở mọi phân khúc, từ cao cấp đến bình dân. Nhiều chủ đầu tư vẫn xoay xở tìm cách đưa dự án ra thị trường. Tuy vậy, trong buổi làm việc mới đây với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các doanh nghiệp bất động sản đã bày tỏ nỗi bức xúc lớn nhất: “Cần cơ chế hơn cần tiền”.
Thông tin sẽ nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, một lần nữa xới lên hy vọng ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2014 giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi khai thác nguồn khách hàng tiềm năng, qua đó sẽ tạo cú hích cho thị trường bất động sản “tan băng” và ấm lên trong năm nay. Năm 2013 là năm khó khăn nhất bởi tích lũy những khó khăn từ những năm trước. Thị trường trầm lắng kéo dài khiến không ít doanh nghiệp phải vét nhẵn túi những khoản lợi nhuận gom góp được từ những năm trước, thậm chí “ăn” cả vào vốn để tồn tại. Dòng tiền cạn kiệt đẩy nhiều chủ đầu tư vào cảnh dự án xây dựng dở dang và đối mặt với khiếu kiện đòi nhà của khách hàng. Song, chính trong bối cảnh chồng chất khó khăn, đã giúp các doanh nghiệp sáng ra một thực tế là, bất động sản không còn là mảnh đất màu mỡ để gặt hái siêu lợi nhuận. Đại diện Công ty Savills Việt Nam cho rằng, những doanh nghiệp qua cuộc đào thải của thị trường sẽ chỉ còn lại những “anh” có tên tuổi, kinh nghiệm với chiến lược đầu tư bài bản và họ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy thị trường trong năm 2014.
Nhiều dự án chào bán căn hộ ra thị trường sẽ cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho người mua. Dẫu vậy, một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là cho phép những dự án phù hợp được chuyển sang nhà ở xã hội hiện đang vướng mắc nhiều thủ tục. Dưới góc độ của một chuyên gia kinh tế vĩ mô, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng thừa nhận, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành để thực thi chính sách còn rườm rà. Chính sách đưa ra còn rối rắm, phức tạp dẫn đến khó thực hiện. Về nguồn vốn tín dụng dành cho bất động sản, Chủ tịch Ủy ban cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ cũng như đánh giá tài chính của từng doanh nghiệp bất động sản, tạo điều kiện tiếp tục vay triển khai dự án với nhiều cơ chế ưu đãi. Ủy ban cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước đánh giá từng dự án cụ thể và cho phép giãn tiến độ, cơ cấu lại nợ và cho vay nếu dự án có triển vọng tốt. Một dự án bất động sản phải mất gần 4 năm mới xong, trong khi các chính sách thuế, giá đất… điều chỉnh một năm một lần khiến doanh nghiệp không kịp trở tay, thậm chí nhiều doanh nghiệp “chết tức tưởi” trong thời gian qua.
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/van-de-hom-nay/can-co-che-hon-tien/533551.antd
- "Tạm ứng 276 tỷ đồng để bình ổn giá". Sở Công Thương Hà Nội cho biết, dự kiến chương trình bình ổn giá năm 2014 sẽ được triển khai theo 3 hình thức. Một là hỗ trợ doanh nghiệp tạm ứng vốn với lãi suất 0% trong suốt thời gian thực hiện chương trình, với tổng số vốn tạm ứng tương đương với tổng lượng hàng hóa đáp ứng khoảng 10% nhu cầu thị trường. Dự kiến tổng số vốn tạm ứng là 276 tỷ đồng để bình ổn 7 nhóm hàng thiết yếu như năm 2013. Hai là hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ưu đãi từ ngân hàng, trong đó kêu gọi ngân hàng, tổ chức tín dụng đăng ký tham gia và xây dựng mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia vay thực hiện chương trình bình ổn đối với 9 nhóm hàng thiết yếu (thêm nhóm hàng giấy vở học sinh và thực phẩm chế biến). Ba là khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình nhưng không tạm ứng vốn để thực hiện bình ổn giá với 9 nhóm hàng thiết yếu và nhóm đường ăn, sữa trẻ em và thuốc chữa bệnh.
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/tam-ung-276-ty-dong-de-binh-on-gia/533544.antd
- "Phát hiện hai công ty gian lận nhập thiết bị y tế cũ". Vừa qua, Đài Truyền hình Việt Nam có phản ánh, đưa tin Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra và phát hiện một số trường hợp nhập khẩu trang thiết bị y tế đã qua sử dụng vào Việt Nam. Theo đó, Bộ Y tế đã khẩn trương rà soát lại hồ sơ liên quan đến việc cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế nói chung và cho Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và kinh doanh thiết bị y tế A.N.N.A nói trên.
Qua kiểm tra, căn cứ hồ sơ lưu tại Bộ Y tế, bước đầu có thể thấy quy trình, thủ tục cấp phép nhập khẩu cho hai công ty trên đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật với nội dung cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu là thiết bị mới 100%, sản xuất năm 2012 theo hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp. Như vậy, việc hai công ty nêu trên mở tờ khai hải quan xin nhập khẩu thiết bị y tế mới 100% nhưng thực tế lại nhập thiết bị đã qua sử dụng là hành vi gian lận thương mại với thủ đoạn tinh vi và có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định hai công ty nhập khẩu trang thiết bị y tế cũ là hành vi gian lận thương mại với thủ đoạn tinh vi và có tính chất nghiêm trọng. Xem chi tiết:
- "Lợi dụng tết, giá vé xe tăng vô tội vạ!". Trước nhu cầu đi lại cao của người dân dịp cận tết và giá xăng dầu có tăng, nhiều nhà xe đã đồng loạt tăng giá vé và cá biệt có nhà xe tăng đến 61%. Trong khi đó, Sở GTVT TPHCM dự báo, tình hình đi lại trong dịp Tết Nguyên đán năm nay chỉ tăng không quá 5% so với năm trước. Sở GTVT khẳng định, hiện tượng các nhà xe thông báo hết vé vừa qua chỉ mang tính cục bộ đối với xe thương hiệu và cam kết vẫn đủ vé, đủ xe để phục vụ hành khách.
Ông Thượng Thanh Hải – PGĐ BXMĐ – cho biết, để đáp ứng nhu cầu phục vụ hành khách tăng cao dịp tết, bến xe khuyến khích các DN chủ động thuê thêm xe bên ngoài để phục vụ nhu cầu hành khách. Việc một số nhà xe thông báo hết vé hiện nay chỉ mang tính tạm thời, bởi sau đó các hãng này thuê thêm xe và có kế hoạch bán vé cho các đợt tiếp theo. “Cho dù các hãng xe có thương hiệu đã hết vé phục vụ hành khách, thì không có nghĩa BXMĐ hết vé bán cho hành khách. Bởi ngoài gần 100 DN có thương hiệu thuê quầy tại bến xe bán vé, hiện BXMĐ cũng đang bán vé xe tết của khoảng 130 DN ủy thác đi tất cả tuyến và hiện còn rất nhiều vé. Chúng tôi cam kết không để bất cứ hành khách nào phải đón giao thừa tại bến xe vì lý do thiếu xe” - ông Hải khẳng định.
Xem chi tiết:
http://laodong.com.vn/xa-hoi/loi-dung-tet-gia-ve-xe-tang-vo-toi-va-174168.bld
- "Xuất khẩu - một năm suy giảm". Nhiều năm qua, xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh luôn có tỷ lệ tăng trưởng cao so với mức bình quân cả nước. Tuy nhiên, năm 2013, khi xuất khẩu cả nước tăng mạnh (tăng 14% so với năm 2012) thì kim ngạch xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh chỉ đạt 78,2% kế hoạch, giảm 6% so với năm 2012. Trong ba nhóm hàng xuất khẩu của thành phố, kim ngạch nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm đến 24,7% so với cùng kỳ khi chỉ đạt khoảng 4,16 tỷ USD. Trong nhóm này, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực lại giảm rất mạnh như gạo (giảm 51,3%), cao su (giảm 22,9%), cà phê (giảm 22,8%), thủy sản (giảm 12,2%)... Một số mặt hàng nông sản khác có tăng nhưng mức tăng nhẹ như hạt điều (tăng 15,9%), hạt tiêu (tăng 11,7%)... Nhóm hàng công nghiệp cũng có mức tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Nhóm các mặt hàng còn lại tăng trưởng 33,1% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhóm này chỉ chiếm tỷ trọng 7,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nên không đủ sức kéo được tăng trưởng xuất khẩu của thành phố.
Xem chi tiết:
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/658794/xuat-khau---mot-nam-suy-giam-
- "Đầu thầu vàng lãi lớn, NH lên kế hoạch huy động vàng". Ngày 15/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động NH an toàn, hiệu quả năm 2014.
http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/dau-thau-vang-lai-lon-nh-len-ke-hoach-huy-dong-vang-2364646/
- "NHNN yêu cầu giảm tối đa chi phí quảng cáo". NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm tối đa các chi phí quảng cáo, khuyến mại để giảm lãi suất cho vay.
Cụ thể, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN Việt Nam về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay.
Đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Xem chi tiết:
http://vtv.vn/kinh-te/nhnn-yeu-cau-giam-toi-da-chi-phi-quang-cao/98606.vtv
- "PVN dẫn đầu top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam". Báo cáo lấy doanh thu của năm 2012 để nghiên cứu cho biết, mức doanh thu khủng của PVN đạt 772 ngàn tỉ đồng, tương đương với gần 37 tỉ USD.
Bên cạnh PVN, 6 DN khác trong bảng xếp hạng 500 của Việt Nam đạt mức doanh thu trên 100 ngàn tỉ đồng. Chẳng hạn Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn viễn thông Quân đội, Tập đoàn bưu chính - viễn thông Việt Nam, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
Ngành khoáng sản, xăng dầu, điện và tài chính là 3 ngành dẫn đầu với doanh thu vượt trội các ngành khác.
Xem chi tiết:
http://tinnong.vn/pages/20140117/pvn-dan-dau-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam.aspx
- "Gửi tiền vào ngân hàng: Lo nhất là đạo đức cán bộ". Dù được các chuyên gia và thậm chí cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dự báo, phân tích rằng, việc gửi tiền tiết kiệm sẽ là lựa chọn tối ưu trong năm 2014, nhưng việc có nguy cơ bị “phủi tay” do cán bộ làm bậy như trong vụ siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như khiến không ít người gửi tiền lo lắng.
Dành trọn cả buổi sáng để tìm kiếm trên mạng, đọc kỹ các điều khoản, quy định về gửi tiền tại các ngân hàng nhưng chị Hương, chủ một doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội không an tâm khi nghĩ về việc nhân viên ngân hàng làm bậy còn ngân hàng chưa đủ giám sát chặt chẽ để đảm bảo chống rủi ro kiểu này cho khách hàng.
“Chứng khoán chập chờn, vàng không có sóng, bất động sản tê liệt, không có mấy giao dịch nên lựa chọn duy nhất còn lại chỉ là gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. Tuy nhiên, vụ án của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như đang xử khiến tôi rất lo lắng. Tích cóp cả đời được chút ít tiền, lỡ dại gặp phải nhân viên ngân hàng làm giả giấy tờ rồi chiếm đoạt tiền, chỉ còn nước ra đường”, chị Hương nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng vụ án xét xử siêu lừa Huyền Như chưa có kết luận cuối cùng nhưng người dân có tiền về cơ bản hoàn toàn yên tâm khi thực hiện giao dịch tại các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng. Theo ông Kiêm, quyền lợi của người gửi tiền trong vụ lừa đảo của Huyền Như sẽ được đảm bảo như thế nào, sẽ còn phải chờ.
“Không ai để xảy ra chuyện ngân hàng chối bỏ trách nhiệm với người gửi tiền khi mà họ đã đến thực hiện giao dịch gửi, nhận tiền, nhận sổ tiết kiệm tại các phòng giao dịch của ngân hàng cả. Ngân hàng lấy lý do cho rằng nhân viên đã nghỉ việc, đã bị kỷ luật để chối trách nhiệm cũng không được vì sẽ có cơ quan chức năng vào kiểm tra, kết luận”, ông Kiêm nói.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/lo-nhat-la-dao-duc-can-bo-671901.tpo
- "Tổng GĐ Petrolimex: “Độc quyền cũng không ăn thua"". Theo Tổng Giám đốc Petrolimex Trần Văn Thịnh, mặc dù Tập đoàn này chiếm đến 51 - 52% thị phần xăng dầu toàn quốc nhưng trên thực tế Petrolimex chỉ thống lĩnh trên những địa bàn khó khăn, có chi phi kinh doanh cao nên "không ăn thua mấy".
http://motthegioi.vn/kinh-te/tong-gd-petrolimex-doc-quyen-cung-khong-an-thua-39428.html
- "Xuất khẩu da giày sẽ đạt 11,33 tỉ đồng năm 2014". Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành da giày túi xách của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt khoảng 11,33 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2013. Kế hoạch này vừa được Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam đưa ra trong báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh 2013 và kế hoạch 2014.
Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc xuất khẩu giày vào thị trường EU, chiếm 8,5% thị phần. Với thị trường Mỹ, xuất khẩu giày túi xách Việt Nam cũng đạt 60 tỉ USD mỗi năm. Theo thông tin từ hiệp hội, trong năm 2014, ngành da giày - túi xách sẽ thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm đạt 60 - 65%.
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140116/xuat-khau-da-giay-se-dat-1133-ti-dong-nam-2014.aspx
- "Kiến nghị lập sở giao dịch vàng quốc gia". Ngày 16.1, Hiệp hội Kinh doanh vàng đã tổ chức hội nghị thường niên khu vực phía nam. Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long nhận xét sản phẩm vàng trang sức Việt Nam hiện nay còn manh mún, gần như không có chỗ đứng trên thị trường quốc tế do thuế xuất khẩu quá cao, thậm chí bị lép vế ngay trên sân nhà do các sản phẩm ngoại có giá rẻ hơn và mẫu mã đẹp hơn.
Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu do cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa ưu tiên hỗ trợ ngành này. Đơn cử, tháng 9.2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết sẽ cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các doanh nghiệp (DN) có đủ điều kiện để sản xuất vàng nữ trang, mỹ nghệ. Thế nhưng, đến nay chưa có DN nào được cấp phép nhập khẩu nên vẫn phải mua vàng nguyên liệu trên thị trường. Ngoài ra, tình trạng gian lận tuổi vàng và vàng trang sức nhập khẩu tràn vào thị trường trong nước ngày càng nghiêm trọng. Hơn nữa theo quy định hiện nay, các đơn vị tham gia đấu thầu vàng miếng phải đặt mua khối lượng tối thiểu từ 500 - 1.000 lượng trong khi các DN vừa và nhỏ có vốn lưu động ít, không đủ điều kiện để tham gia đấu thầu.
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Thành Long kiến nghị NHNN cho phép các DN có đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; cho phép các DN có đủ điều kiện vay vốn để đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất và mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Đồng thời, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho thành lập sở giao dịch vàng quốc gia để điều tiết thị trường vàng thay cho việc đấu thầu vàng như hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN Nguyễn Quang Huy cho biết NHNN đang có những sửa đổi để DN nữ trang có thể tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Đề cập đến vấn đề huy động nguồn lực vàng trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội, ông Huy cho rằng NHNN sẽ không quay lại huy động nguồn lực vàng trong dân theo hình thức truyền thống như trước đây vì sẽ phải trả lãi, về mặt tài chính là không có lợi. Cách thứ hai là NHNN sẽ mua vàng nhưng cách này thực hiện không đơn giản. Về giá, giá vàng thế giới thay đổi liên tục, giá vàng trong nước biến động theo, có ngày các đơn vị kinh doanh vàng thay đổi giá đến 100 lần. NHNN là đơn vị mua cuối cùng trên thị trường nên không thể "chạy" theo việc biến động này. NHNN không thể mua vàng bằng mọi giá bởi đơn vị này chịu sự giám sát của thanh tra, kiểm toán. Chính vì vậy trong các vấn đề thì giá mua vẫn là vấn đề lớn nhất.
Trao đổi bên ngoài hội nghị, về việc NHNN chọn hình thức nào huy động nguồn vàng, ông Nguyễn Quang Huy cho biết hiện nay mọi phương án đang được xem xét và phương án nào được quyết định chọn sẽ công bố công khai để các thành viên tham gia. Thời điểm triển khai huy động nguồn vàng còn phụ thuộc vào tình hình thị trường.
Xem chi tiết:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140116/kien-nghi-lap-so-giao-dich-vang-quoc-gia.aspx
- "Làm gì tránh "bẫy" kiểu Huyền Như khi gửi tiền?". Qua vụ “siêu lừa” Huyền Như nóng rẫy, nhiều người đặt câu hỏi về việc làm thế nào đảm bảo an toàn cho tài sản tiền gửi vào ngân hàng, tránh "dính bẫy" kiểu siêu lừa Huyền Như?Trao đổi với Infonet, Luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc Điều hành Công ty Luật Basico nhìn nhận, vụ việc là một minh chứng cho những chuẩn mực đảo lộn. “Sự lừa đảo của Huyền Như diễn ra trong một bối cảnh nhập nhằng huy động vốn của cả ngành ngân hàng, thiếu quản lý giám sát của cả hệ thống ngân hàng. Hầu hết trường hợp khách hàng bị chiếm đoạt tiền trong vụ án này, đều đinh ninh mình đang giao dịch hợp pháp với ngân hàng mà vẫn đứng trước nguy cơ bị mất hoàn toàn số tiền đã thực gửi vào ngân hàng”- luật sư Hải nói.
Thưa luật sư, với những vụ việc mà do lỗ hỏng, buông lỏng quản lý của ngân hàng dẫn tới hậu quả là cán bộ ngần hàng dễ dàng qua mặt hàng loạt hàng rào kỹ thuật để lừa đảo, chiếm đoạt số tài sản lớn, thì ngân hàng đó sẽ phải giải quyết hậu quả, đền bù như thế nào cho các tổ chức, cá nhân gửi tiền nhưng “mặc bẫy" của cán bộ đó như thế nào?
Đối với trường hợp người phạm tội dưới tư cách là một cán bộ Trưởng một đơn vị kinh doanh của ngân hàng, dùng tư cách, uy tín, thẩm quyền, hạn mức do ngân hàng giao phó, lợi dụng sự tin tưởng, lách qua nhiều kẽ hở trong hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng để phạm tội chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng.
Theo Điều 618, Bộ luật Dân sự về “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra cũng quy định rõ: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, ngân hàng đó cần nhận trách nhiệm bồi hoàn cho những trường hợp khách hàng gửi tiền, sau đó truy đòi từ cán bộ đã rút ruột tiền từ ngân hàng mình.
Xem chi tiết:
http://infonet.vn/lam-gi-tranh-bay-kieu-huyen-nhu-khi-gui-tien-post114132.info
̣̣̣̣(T.H - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
