Các báo viết về Tài chính ngày 25/1/2016
**Cần 50 tỷ USD cho hạ tầng giao thông; **Giày hiệu giá bèo phần lớn là hàng Trung Quốc"; ** Không có chuyện Ngân hàng Nhà nước thanh tra Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; **Tín dụng 'đen' vẫn nhộn nhịp...

- "Cần 50 tỷ USD cho hạ tầng giao thông": Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết như trên tại Trung tâm báo chí Đại hội XII của Đảng. Ông Đông cho biết, nhu cầu này hết sức lớn, con số giải ngân năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải là trên 4 tỷ USD, như vậy mỗi năm phải huy động khoảng 7 tỷ USD là thách thức lớn. Theo ông Đông, phải khẩn trương xây dựng cơ chế thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật để huy động đa nguồn lực, nếu chỉ trông chờ hoàn toàn ngân sách Nhà nước thì rất khó khăn. Xây dựng cơ chế làm sao để huy động khối tư nhân tham gia vào.
Xem chi tiết:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160124/can-50-ty-usd-cho-ha-tang-giao-thong/1043629.html
- "Giày hiệu giá bèo phần lớn là hàng Trung Quốc": Nhiều chuyên gia trong ngành sản xuất da giày khẳng định phần lớn sản phẩm được quảng cáo “hàng hiệu, chính hãng, giá bèo” đều có xuất xứ từ... Trung Quốc, kể cả hàng giả lẫn hàng nhái thương hiệu. Trong khi đó hàng chính hãng giá bèo cũng có, chủ yếu hàng... ăn cắp nhưng số lượng rất ít, không tràn ngập thị trường như hiện nay.
Theo các doanh nghiệp có kinh nghiệm sản xuất giày cho những thương hiệu nước ngoài lâu năm, phần lớn nguyên liệu của nhà đặt hàng đều đã được kiểm tra các tính chất hóa học nghiêm ngặt. Vì là giày có thương hiệu nên vấn đề bảo đảm an toàn cho người sử dụng không bị nhiễm độc tố, không gây tác hại đến sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu. Nhưng với các sản phẩm giả hoặc nhái thương hiệu, các yếu tố này gần như được bỏ qua, chưa kể nguyên liệu thấp cấp, nên nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, chất lượng cũng không đảm bảo.
- "Tín dụng 'đen' vẫn nhộn nhịp": Hiện nay, các ngân hàng (NH) hay công ty tài chính đang cố gắng mở rộng cửa cho vay tiêu dùng cá nhân, nhưng vẫn còn một lượng khách hàng khá lớn chưa thể đến với cánh cửa này. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là không đáp ứng được các quy định về tài sản thế chấp, chứng minh nguồn thu nhập hằng tháng… từ phía NH; đặc biệt là những người kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương ở các chợ, trong khi nhu cầu vay vốn cuối năm để buôn bán hay chi tiêu của nhóm này rất cao. Đặc biệt, nhu cầu về tiền mặt dịp cuối năm luôn tăng cao gấp nhiều lần những tháng bình thường trong năm. Bên cạnh việc cho vay tiêu dùng cá nhân của các ngân hàng, công ty tài chính, thì thị trường 'chợ đen' cũng khá sôi động. Một chuyên gia tài chính cho rằng, dù lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính cao hơn NH thì cũng còn nhẹ hơn so với mức lãi cắt cổ của tín dụng “đen”. Vì vậy, người dân nên tìm hiểu kỹ và khi có nhu cầu vay thì có thể chọn các tổ chức này để ít rủi ro.
Xem chi tiết:
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/tin-dung-den-van-nhon-nhip-661282.html
- "Ngân hàng thận trọng thế chấp nhà ở 'trên giấy': Do luật Nhà ở, Nghị định 99 và Thông tư số 26/2015/TT-NHNN đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai nên nhiều ngân hàng đã tạm dừng cho vay đối với loại hình bất động sản này. Ông Lâm Văn Chúc, Giám đốc Công ty địa ốc Phúc Đức, nhận xét việc một vài NH tạm ngừng cho vay nhà dự án ban đầu ảnh hưởng ngay đến khoảng 20% các chủ đầu tư dự án trên thị trường hiện nay. Ông Trần Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Vinaland, cũng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng việc NH tạm ngưng cho vay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường BĐS. “Đây là vướng mắc về mặt hành chính là chính, chứ không phải về thị trường. Nhưng các cơ quan chức năng cần phối hợp hành động, quan tâm nhanh chóng tháo gỡ. Vì nếu tâm lý thị trường bị xấu đi thì chi phí để phục hồi là rất lớn”, ông Hoàng nói.
Xem chi tiết:
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/ngan-hang-than-trong-the-chap-nha-o-tren-giay-661287.html
- "Hà Nội rét đậm kỷ lục: Các thiết bị sưởi tưởng ế bỗng đắt hàng": Những ngày gần đây, thời tiết Hà Nội mưa, rét đậm kỷ lục từ 5-10 độ C đã khiến nhu cầu mua các thiết bị sưởi ấm, giữ nhiệt như máy sưởi, túi giữ nhiệt, quạt sưởi, chăn ga gối đệm, quần áo... tăng cao đột biến. Tại các hệ thống siêu thị điện máy như Pico, Trần Anh, HC… các dòng sản phẩm thuộc nhóm hàng mùa đông được bày bán tại mặt tiền để thu hút nhiều khách đến mua sắm. Một số nơi có nhiều chương trình giảm giá 5-20% và nhiều quà tặng kèm theo.
Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, ngay khi có dự báo về tình hình thời tiết rét lạnh kéo dài, nhiều gia đình đã rục rịch mua sắm đồ chống rét. Ngoài những mặt hàng như chăn sưởi, đệm sưởi, nhiều gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ đều lựa chọn quạt sưởi ấm là sự lựa chọn tối ưu.
Xem chi tiết:
- "Kỳ lạ: Giá tiêu dùng tháng cận Tết đứng yên!": Dù nhu cầu mua sắm trong tháng 1.2016 (tháng cận Tết Âm lịch) tăng cao nhưng theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không đổi so với tháng trước (tháng 12.2015) và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,25%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,44%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,37%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,3%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,21%; Giáo dục tăng 0,89%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,16%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%. Có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm: Giao thông giảm 2,82% và Bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
http://laodong.com.vn/kinh-doanh/ky-la-gia-tieu-dung-thang-can-tet-dung-yen-511293.bld
- "TTCK vẫn chưa định hình rõ xu hướng hồi phục": Xem chi tiết:Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua vẫn trong tình trạng lao dốc mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 22.1, VN-Index giảm xuống 522 điểm, mất 57 điểm so với đầu năm 2016. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Điểm tích cực đáng ghi nhận vào phiên cuối tuần qua là thị trường đã lấy lại sắc xanh trong cuối phiên chiều nhờ lực cầu bắt đáy gia tăng, dòng tiền cũng được cải thiện hơn. Các nhà đầu tư tư kỳ vọng sự hồi phục này sẽ được duy trì trong tuần tới. Tuy nhiên, các chuyên gia của các CTCK vẫn đều có quan điểm chung khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng.
http://laodong.com.vn/kinh-doanh/ttck-van-chua-dinh-hinh-ro-xu-huong-hoi-phuc-511252.bld
- "Không để máy ATM thiếu tiền dịp Tết": Vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, số lượng người đến rút tiền tại các máy ATM lại tăng đột biến. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp vì muốn giữ chân công nhân nên sát ngày Tết mới trả lương, thưởng, lại càng khiến hệ thống ATM trở nên quá tải. Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng, tại các tỉnh, thành phố lớn có các khu công nghiệp, khu đông dân cư có nhu cầu rút tiền mặt lớn, ngoài việc chuẩn bị tốt hệ thống các máy ATM cần tổ chức các hình thức thanh toán, chi trả linh hoạt, như: hướng dẫn khách hàng đến trực tiếp các chi nhánh, phòng giao dịch gần nhất để rút tiền mặt; Có kế hoạch trả lương, thưởng trực tiếp tại doanh nghiệp... NHNN đảm bảo cung ứng tiền mặt đầy đủ cả về số lượng, mệnh giá cho nhu cầu lưu thông, thanh toán vào dịp Tết.
Xem chi tiết:
Tồn kho căn hộ chung cư 7.520 căn, tương đương 10.621 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng là 7.474 căn, tương đương 13.267 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở 6.039.347m2, tương đương 20.862 tỷ đồng...
http://www.vietnamplus.vn/tap-doan-scg-cua-thai-lan-tang-cuong-dau-tu-tai-viet-nam/368228.vnp
- "Tổng Giám đốc IMF: Kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”: Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 23/1 nhận định đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, tuy đang khiến các thị trường tài chính toàn cầu “chao đảo” song là “rất bình thường". Mặc dù vậy, nhà lãnh đạo này cũng thừa nhận con đường phía trước đối với kinh tế thế giới sẽ có nhiều chông gai hơn.
Theo Tổng Giám đốc Lagarde, sự chuyển mình của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ mô hình phát triển dựa vào đầu tư nhà nước sang nhu cầu tiêu dùng sẽ không gây ra hiện tượng “hạ cánh cứng.” Thay vào đó, đây là một sự chuyển đổi lớn, đưa nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn “gập ghềnh” hơn, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 chỉ ở mức 6,9%, mức thấp nhất được ghi nhận trong vòng 25 năm qua.
Xem chi tiết:
http://www.vietnamplus.vn/tong-giam-doc-imf-kinh-te-trung-quoc-se-khong-ha-canh-cung/368168.vnp
- "Việt Nam - thị trường lớn thứ ba của Ford tại ASEAN": Theo Chủ tịch Hãng sản xuất ôtô Ford tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Mark Kaufman, Việt Nam là thị trường lớn thứ ba của Ford tại ASEAN, sau Thái Lan và Philippines.
Trong năm 2015, doanh số bán lẻ của Ford tại thị trường ASEAN đạt mức kỷ lục 103.975 chiếc, tăng 3,3% so với năm trước đó, do đóng góp hiệu quả của thị trường Philippines, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.
Xem chi tiết:
http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-thi-truong-lon-thu-ba-cua-ford-tai-asean/368158.vnp
- "Sữa bột Australia bị nghi làm giả ở Trung Quốc": Những người mua sữa tại Australia rồi bán lại về Trung Quốc cho biết các khách hàng của họ được chào mời bán lại những hộp sữa rỗng Bellamy’s và A2 sau khi sử dụng. Mục đích của người mua là đổ sữa khác vào đây để bán lại. Jennifer James - Giảng viên Đại học RMIT cho biết hoạt động này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu các bậc cha mẹ mua phải sản phẩm kém chất lượng cho con cái, rủi ro sức khỏe là rất lớn.
Xem chi tiết:
(T.Ngà - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
