Các báo viết về Tài chính ngày 28/1/2016
**Mở cửa thị trường mua sắm công: Ngân sách hết bị rút ruột?; **Ngày 4/2 chính thức ký Hiệp định TPP; **Đấu thầu Việt Nam và khái niệm “chẳng giống ai;...

- "Mở cửa thị trường mua sắm công: Ngân sách hết bị rút ruột?". Theo các cam kết khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa mạnh mẽ thị trường mua sắm công cho các doanh nghiệp (DN) ngoại tham gia. Các DN Nhà nước sẽ phải minh bạch hơn trong các gói thầu, thậm chí sẽ phải xóa bỏ lợi ích nhóm trong mua sắm công và không còn các khe hở để kiếm chác.
Phát biểu tại Hội thảo “Rà soát pháp luật đấu thầu Việt Nam với các cam kết về mua sắm công trong EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu)” do VCCI và Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ireland tổ chức ngày 27/1; đại diện Cục Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) cho rằng, pháp luật Việt Nam có phần lạc hậu. Nghiên cứu về tổng thể các quy định về pháp luật của Việt Nam và các cam kết gia nhập TPP cho thấy có những điểm khác biệt.
Chuyên gia đấu thầu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), ông Trần Trung Kiên cho rằng, Việt Nam cần có thêm các quy định về mở cửa thị trường cũng như minh bạch trong hoạt động đấu thầu quốc tế. Theo ông Kiên, về cơ hội chi tiêu, một năm Việt Nam chi cho mua sắm công khoảng 21-22 tỷ USD. Một phần khá lớn trong số tiền này được tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Vì vậy, xét ở góc độ DN, cơ hội cho các DN Việt rất nhiều khi được phép tham gia thị trường mua sắm, đấu thầu công của Liên minh châu Âu với số tiền mua sắm hàng nghìn tỷ USD/năm. Đó là chưa tính đến thị trường TPP.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/mo-cua-thi-truong-mua-sam-cong-ngan-sach-het-bi-rut-ruot-964571.tpo
- "Ngày 4/2 chính thức ký Hiệp định TPP". Ngày 27/1, Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Phạm Hùng cho biết, theo thống nhất của lãnh đạo các nước thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), lễ ký kết Hiệp định TPP sẽ diễn ra vào ngày 4/2 tới tại thành phố Auckland (New Zealand).
Các thành viên tham gia đàm phán Hiệp định TPP cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm co lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm, như: nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/ngay-42-chinh-thuc-ky-hiep-dinh-tpp-964643.tpo
- "Đấu thầu Việt Nam và khái niệm “chẳng giống ai”". “Khái niệm “chỉ định thầu” trong Luật Đấu thầu của Việt Nam chẳng giống ai, đã “chỉ định” sao còn gọi là “đấu”?”.
Đó là ý kiến của ông Ninh Viết Định, Trưởng ban Đấu thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại hội thảo “Rà soát pháp luật đấu thầu Việt Nam với các cam kết về mua sắm công trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 27/1.
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/thoi-su/dau-thau-viet-nam-va-khai-niem-chang-giong-ai-20160127071559843.htm
- "Giá cà phê giảm chóng mặt". Cuối tuần trước, giá cà phê nhân xô ở Tây Nguyên chỉ còn được giao dịch quanh mức 30.000 đ/kg. Thậm chí theo ông Nguyễn Quang Bình, một nhà phân tích thị trường cà phê, ở một số nơi, giá cà phê cuối tuần qua chỉ còn 29.500 - 29.700 đ/kg. Đây là mức giá thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2013 trở lại đây, và hồi đầu vụ, không ai nghĩ giá cà phê có thể xuống thấp đến như vậy. Sang đầu tuần này, giá cà phê nhân xô vẫn ở mức thấp, giá ngày 26 và 27/1 là 30.700 - 31.200 đ/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện nay đã giảm khoảng trên dưới 8.000 đ/kg. So với đầu vụ (37.000 - 38.000 đ/kg), giá cà phê hiện tại cũng đã giảm khá nhiều. Giá cà phê giảm mạnh đầu năm nay, trước hết là do nguồn cung cà phê mà các nước sản xuất đưa ra thị trường thế giới khá dồi dào. Bất chấp những đồn đoán, nhận định về việc Brazil giảm mạnh sản lượng cà phê do ảnh hưởng thời tiết, trong năm qua, sản lượng cà phê Brazil vẫn đạt mức cao nhất từ trước đến nay và lượng cà phê XK của nước này cũng đạt mức cao kỷ lục....
Xem chi tiết:
http://nongnghiep.vn/gia-ca-phe-giam-chong-mat-post156136.html
- "Chứng khoán MB “kẹp hàng” trước ngày lên sàn HNX". Với tổng khối lượng niêm yết đạt hơn 122,1 triệu cổ phiếu, tổng giá trị niêm yết đạt 1.221 tỷ đồng tính theo mệnh giá.
Vào lúc 2 giờ 55 phút sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.126,7 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 3/11.
Trước khi Fed ra thông báo, giá vàng giao ngay giảm 0,5%. Trong khi đó, giá vàng giao tháng Hai chốt phiên giảm 0,4%, xuống 1.115,8 USD/ounce.
Fed không nhắc lại rằng các rủi ro đối với triển vọng kinh tế được cân bằng như trong thông báo trước, mà nói sẽ đánh giá xem các thị trường kinh tế và tài chính toàn cầu có tác động ra sao đến triển vọng đó.
Theo Giám đốc phụ trách giao dịch kim loại quý và kim loại cơ bản của BMO Capital Markets, Tai Wong, với vàng, đó là chất xúc tác đẩy giá lên.
Xem chi tiết:
http://bnews.vn/gia-vang-the-gioi-tang-cao-sau-tuyen-bo-giu-nguyen-lai-suat-cua-fed/8427.html
- "Thị trường bán lẻ, DN nội bị DN nước ngoài “lấn lướt”". Những năm gần đây, cùng với sự hồi phục chung của nền kinh tế đất nước, ngành thương mại bán lẻ Việt Nam nhất là thương mại hiện đại cũng có những bước phát triển đáng khích lệ. Nhưng trước sự xâm nhập mạnh mẽ và lấn lướt của các DN nước ngoài, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị TP Hà Nội nhận định, các DN bán lẻ nội địa đang rơi vào tình thế cạnh tranh… không khoan nhượng.
Xem chi tiết:
http://phapluatxahoi.vn/kinh-doanh/thi-truong-ban-le-dn-noi-bi-dn-nuoc-ngoai-lan-luot-105452
- "Thưởng Tết, vui buồn mỗi ngân hàng". Trong những ngày giữa tháng Chạp, thị trường xôn xao về mức thưởng Tết của Vietcombank khi có thông tin nhà băng này sẽ thưởng thêm 5 tháng lương cho nhân viên. Điều này khiến không ít nhân viên ở các nhà băng nhỏ mủi lòng, song phía Vietcombank đã lên tiếng bác bỏ.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, với vị thế và quy mô của những nhà băng lớn, lợi nhuận tăng trưởng ổn định thì việc chi thêm 3-5 tháng lương để thưởng cho nhân viên trong dịp Tết Nguyên đán là điều dễ hiểu.
Chị Nguyễn Minh Tâm, nhân viên tín dụng của một ngân hàng có vốn Nhà nước cho biết, do tín dụng khách hàng cá nhân khả quan nên đến cuối năm, chị nhận được tin vui khi vượt chỉ tiêu kinh doanh và nhận được mức thưởng xứng đáng với công sức lao động mệt mài trong năm qua. Chị Tâm cho hay, ngoài lương tháng 13, chị sẽ có thêm ít nhất 2 tháng lương nữa. Ngoài ra, còn có thêm phần thưởng vượt chỉ tiêu kinh doanh.
Xem chi tiết:
http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/thuong-tet-vui-buon-moi-ngan-hang-141811.html
- "Chỉ mong được cạnh tranh bình đẳng". Cuối tuần rồi, nhiều phương tiện truyền thông trong nước đưa tin Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết sau ngày 31-1-2016, sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải khách bằng taxi và phù hiệu “Taxi Hà Nội” đối với doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành và không đảm bảo đủ số lượng xe tối thiểu 50 xe.
Quy định hiện hành ở đây là Nghị định 86/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Điều 17 của nghị định có ghi rõ, từ ngày 1-1-2016, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe, riêng với đô thị đặc biệt là 50 xe.
Lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều này là phù hợp vì nó liên quan đến sinh mạng con người, nhưng điều kiện đó có phù hợp hay không lại là chuyện khác.
Xem chi tiết:
http://www.thesaigontimes.vn/141696/chi-mong-duoc-canh-tranh-binh-dang.html/
- "Tăng thanh khoản, khó trông chờ cơ chế hiện hành". Tăng quy mô và tính thanh khoản cho TTCK trong năm 2016 là một trong những giải pháp quan trọng được cơ quan quản lý và các thành viên thị trường quan tâm, khi mà tính thanh khoản đang sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian gần đây.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2016, bà Trần Thị Anh Đào, Phó tổng giám đốc Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cho rằng, thanh khoản thị trường đang là mối quan tâm lớn của các cơ quan quản lý, các thành viên thị trường và NĐT. Thanh khoản là một trong những cơ sở quan trọng tạo nên sức hấp dẫn dòng vốn đầu tư vào TTCK.
Đối với HOSE, ngoài các giải pháp tăng cường chất lượng hàng hóa và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống công nghệ, thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 cũng như chiến lược đến năm 2020 của Sở là gia tăng quy mô và tính thanh khoản cho thị trường. Mục tiêu này cũng gắn với sự phát triển của TTCK Việt Nam.
Xem chi tiết:
http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/tang-thanh-khoan-kho-trong-cho-co-che-hien-hanh-141795.html
- "Ổn định và phát triển hệ thống ngân hàng". Thoát khỏi ám ảnh nợ xấu hay nguy cơ đổ vỡ, trải qua 4 năm tái cơ cấu (2011-2015), hình ảnh về các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu, không có khả năng thanh khoản đã qua đi. Thay vào đó là những ngân hàng (NH) có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế trong nước, đặc biệt là khu vực NH. Thời điểm đó, năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong hoạt động; cạnh tranh giữa các TCTD thiếu lành mạnh, phương thức cạnh tranh chủ yếu là lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ.
Một bộ phận không nhỏ NH có nguy cơ đổ vỡ, gây mất an toàn hệ thống khi chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng, tăng trưởng tín dụng quá nhanh, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định… Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (năm 2008) kéo theo sự suy thoái của các quốc gia khác. Những yếu kém nội tại hệ thống NH - tài chính đã dần bộc lộ.
Những lo ngại về nguy cơ mất khả năng thanh khoản, gây đổ vỡ toàn bộ hệ thống dẫn đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam buộc phải tiến hành tái cơ cấu NH. Sau nhiều năm thanh lọc, sáp nhập những NH yếu vào NH mạnh, mua lại một số NH với giá 0 đồng..., đến nay hệ thống NH đã ổn định. Sự thành công của tái cơ cấu hệ thống giải quyết kịp thời tình trạng thiếu tính thanh khoản của nhiều TCTD. Trong năm 2011 và 2012, NHNN đã xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống là giải quyết vấn đề thanh khoản.
Xem chi tiết:
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chung-khoan/823475/on-dinh-va-phat-trien-he-thong-ngan-hang
- "Hà Nội: Hàng hóa Tết đảm bảo đủ chất lượng, ổn định giá cả". Nhằm ổn định thị trường, hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ, tăng giá thời điểm cận Tết Nguyên đán, thành phố Hà Nội đã chuẩn bị hơn 200 tỷ đồng hàng bình ổn giá, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bình ổn giá, tiếp tục khai thác nguồn hàng từ các địa phương để có thể bù đắp lượng hàng hoá thiết yếu dễ biến động như gạo, thịt lợn, thịt gà, rau củ, thực phẩm chế biến...
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, dịp Tết năm nay, Hà Nội có 20 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá với hơn 1.160 điểm bán hàng tại các siêu thị và một số điểm ở khu công nghiệp và vùng nông thôn; tổ chức 9 Trung tâm bán hàng Việt, 180 chuyến bán hàng lưu động tại các huyện, thị xã, khu công nghiệp phục vụ nhân dân.
Thời điểm giáp Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao có thể xảy ra tình trạng sốt giá, hàng giả, hàng nhái, do đó, khi nhập hàng, các siêu thị, các cửa hàng cần kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng, hạn chế tình trạng hàng nhái trà trộn với hàng hóa bày bán trong siêu thị.
Xem chi tiết:
http://vov.vn/kinh-te/ha-noi-hang-hoa-tet-dam-bao-du-chat-luong-on-dinh-gia-ca-473519.vov
- "Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng". Kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt 2,33 tỉ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, chè) ước đạt 1,16 tỉ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý có mặt hàng gạo, tăng gần 57% về khối lượng và tăng 46% về giá trị; ước đạt 495.000 tấn với giá trị đạt 218 triệu USD.
“Dù số mủ tận thu vượt chỉ tiêu mà ban giám đốc nông trường đưa ra nhưng hằng tháng các nhân viên bảo vệ không được cộng thêm khoản tiền khoán đó. Từ khi thực hiện thêm công việc giữ mủ tận thu cho đến khi kết thúc, nhân viên bảo vệ vẫn không nhận được đồng lương khoán nào theo đúng như thông báo lúc đầu của ban giám đốc nông trường” - ông Đặng Văn Cư, một nhân viên bảo vệ, cho biết.
Xem chi tiết:
http://phapluattp.vn/ban-doc/2-ti-dong-luong-khoan-cua-bao-ve-chay-di-dau-609517.html
- "Cò đất: từ pr đến lừa khách". Không khó để bắt gặp những tấm banner, băng rôn được treo đầy các con phố, trên các cành cây, cột điện với những lời lẽ quảng cáo gây sốc như: “ chỉ với 350 triệu sở hữu ngay 1 căn hộ cao cấp” hay “ chỉ với 150 triệu sở hữu ngay 1 căn hộ tiện nghi”. Đặc biệt là những tuyến đường gần với vị trí của các dự án đang được chào bán.
Để gây được sự chú ý của khách hàng, nhiều môi giới bất động sản đã cố tình tung các chiêu thức quảng cáo để dễ gây nhầm lấn, mập mờ thông tin về giá cả căn hộ. Chẳng hạn như: “Chỉ với 150 triệu sở hữu căn hộ chất lượng cao tại KĐT mới Dương Nội – Hà Đông. Cơ hội trúng ngay SH thời thượng, hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ".
Anh Hoài Nam (Hoàng Mai – Hà Nội) hiện đang có nhu cầu mua 1 căn hộ chung cư đã giật mình khi nhìn thấy mức giá rẻ đến bất ngờ đối với 1 căn hộ cao cấp. Nhưng khi liên lạc với số điện thoại đính kèm thì anh thấy thực sự như mình bị lừa. Thực ra, đó là số tiền thanh toán cho đợt một chiếm chưa đến 10 % giá trị căn hộ. Sau khi đóng tiền đợt 1 thì sẽ có trong tay hợp đồng coi như đã sở hữu căn nhà nhưng phải thực hiện đúng những quy định theo điều khoản hợp đồng là đóng tiền đủ và đúng thời gian của những kỳ hạn sau có trong hợp đồng.
Xem chi tiết:
http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/286905/co-dat-tu-pr-den-lua-khach.html
- "Dự án xổ số giúp Hà Nội thu hút FDI lớn nhất nước". Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20-1 vừa qua, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm của cả nước là 1,3 tỉ USD, tăng 101% so với cùng kỳ năm 2015.
Dự án lớn nhất được cấp phép trong tháng 1-2016 có tổng vốn đầu tư hơn 210 triệu USD do Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty TNHH một thành viên Xổ số Điện toán Việt Nam đầu tư tại Hà Nội với mục tiêu kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán. Đứng thứ hai là dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do Công ty TNHH Maple (Singapore) với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh. Tiếp đến là dự án nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New wing, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD tại Bắc Giang.
Cũng trong tháng 1-2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 29 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 15 dự án cấp mới và bảy dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn 243 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư. Đồng Nai đứng thứ hai, TP.HCM đứng thứ ba.
Xem chi tiết:
http://phapluattp.vn/kinh-te/du-an-xo-so-giup-ha-noi-thu-hut-fdi-lon-nhat-nuoc-609504.html
- "Việt Nam sẽ tăng trưởng thứ 2 châu Á". Tại hội thảo thuyết trình kinh tế toàn cầu tại TP.HCM hôm qua (27.1), Ngân hàng Standard Chartered đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của VN lên 6,9%, cao hơn nhiều so với mức 6,6% dự báo trước đó, mặc cho tăng trưởng toàn cầu có thể ở mức thấp 2,9% trong năm 2016. Điều này có được nhờ vào 2 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lớn nhất là sản xuất và xây dựng trong bối cảnh thu hút FDI tiếp tục khả quan.
- "Tỷ giá trung tâm và tỷ giá ngân hàng có sự tương quan". Chính sách tỷ giá trung tâm của NHNN được cho sẽ là cơ sở phù hợp và vững chắc để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá niêm yết mua vào bán ra hàng ngày. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng NHNN áp dụng, điều mà các nhà đầu tư nhận thấy là diễn biến tăng giảm của tỷ giá này so với tỷ giá ở ngân hàng thương mại không tương đồng nhau, thậm chí là có sự lệch pha. Nhưng các chuyên gia lại cho rằng, điều này là hết sức bình thường, không những vậy, hai mức tỷ giá này còn có sự tương quan với nhau.
Trong gần 1 tháng qua, nếu tỷ giá trung tâm tăng, tỷ giá ở các ngân hàng thương mại sẽ giảm, hay đứng yên và ngược lại. Điều này có vẻ lạ, khi tỷ giá trung tâm là tham chiếu cho các ngân hàng. Nhưng các chuyên gia lại cho rằng điều này hết sức bình thường. Bởi nếu NHNN tăng tỉ giá, đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ nhận thấy khả năng sinh lời khi mua USD là không cao, lúc này nhu cầu về USD không nhiều. Và chiếu theo quy luật cung cầu, các ngân hàng thương mại sẽ tự động giảm giá USD.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright cho rằng: “Khi tỷ giá trung tâm tăng lên sẽ làm giảm cầu đối với những người có nhu cầu về ngoại tệ. Như vậy nó sẽ phản ánh thông qua tỷ giá của các ngân hàng thương mại, sẽ giảm tương ứng”.
Xem chi tiết:
http://vtv.vn/kinh-te/ty-gia-trung-tam-va-ty-gia-ngan-hang-co-su-tuong-quan-20160127211154134.htm
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
