Các báo viết về Tài chính ngày 29/5/2015
**Lương Bộ trưởng có thật… khó sống?; **Giá dầu tăng khi dầu lưu kho của Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp; **Thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô: Bộ Tài chính nói các ý kiến cơ bản đồng tình; **Kỷ luật ngân sách: “Đã đến lúc phải quyết liệt;...

- "Lương Bộ trưởng có thật… khó sống?". "Nói lương là thế, nhưng tổng thu nhập của Bộ trưởng khác với lương, họ không khai làm sao mà biết được..."
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh), Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội trao đổi với Infonet bên hành lang Quốc hội sáng 28/5 xoay quanh tranh cãi mức lương Bộ trưởng hiện … khó sống.
Theo ĐB Nguyễn Thị Khá, nói lương Bộ trưởng 14 triệu đồng/tháng là khó sống hay không thì cũng rất khó, vì phải tính dựa trên mức thang, bảng lương chung và trong điều kiện so với mức lương cán bộ công chức nói chung.
Còn nếu nói phù hợp hay chưa thì tôi cho rằng chưa phù hợp. Mức lương này không chỉ chưa phù hợp với riêng cá nhân một Bộ trưởng nào, mà cũng chưa phù hợp với các đối tượng lao động khác xét trong tổng thể khung hệ thống thang, bậc lương của những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Nói lương là thế, nhưng tổng thu nhập của Bộ trưởng khác với lương, họ không khai làm sao mà biết được. Khoản này thì không có văn bản nào quy định. Có thể họ có lĩnh vực khác để đầu tư hoặc sự viện trợ nào đó mình không biết được… Cho nên, chừng nào chưa cải cách chế độ tiền lương mà chỉ sửa một cách chắp vá, tăng lương một cách nhỏ giọt như thời gian qua thì còn nhiều bất cập.
Xem chi tiết:
http://infonet.vn/luong-bo-truong-co-that-kho-song-post165394.info
- "Giá dầu tăng khi dầu lưu kho của Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp". Giá dầu phiên 28/5 tăng, chấm dứt mạch giảm 2 phiên liên tiếp, sau khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu lưu kho của nước này giảm 2,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 22/5, ghi nhận tuần giảm thứ 4liên tiếp và trái ngược với ước tính tăng 1,3 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ (API).
Kết thúc phiên, giá dầu WTI giao tháng 7/2015 trên sàn Nymex tăng 17 cent USD, tương đương 0,3%, lên 57,68 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2015 trên sàn ICE Futures Europe tăng 52 cent, tương ứng 0,8%, lên 62,58 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm 3% trong 2 phiên trước đó do đồng USD mạnh lên.
Xem chi tiết:
- "Thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô: Bộ Tài chính nói các ý kiến cơ bản đồng tình". Đại diện Bộ Công Thương cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, cho biết dự kiến hôm nay (29/5) sẽ gửi văn bản góp ý về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi.
Hiện Bộ Tài chính mới nhận được hơn 20 bản góp ý từ các bộ, ban ngành và địa phương. Gần như các đơn vị này đều đồng ý cơ bản dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra. Những góp ý thêm chủ yếu không liên quan đến vấn đề chuyên môn (cách tính thuế TTĐB). Thay vào đó, gần như các văn bản gửi về Bộ Tài chính chỉ đề cập đến các vấn đề như hình thức văn bản, câu chữ… Có văn bản gửi tới lồng thêm đề nghị thay đổi cơ quan tiếp nhận vì đã chuyển đổi.
Chiều 28/5, trao đổi với Tiền Phong, Vụ trưởng Chính sách Thuế Phạm Đình Thi cho hay, đơn vị đang tổng hợp ý kiến của các đơn vị. Cơ bản các đơn vị gửi về đều thống nhất đề xuất của Bộ Tài chính đưa ra trước đó.
Người đứng đầu Vụ Chính sách thuế cho biết thêm, sau cuộc gặp với các doanh nghiệp kinh doanh ô tô (gồm cả sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu chính hãng) chiều 27/5, vụ này sẽ tiếp tục chỉnh sửa dự thảo. “Cơ bản sẽ đưa ra phương án trung hòa giữa các doanh nghiệp nhưng đảm bảo người dân không bị ảnh hưởng nhiều”, ông Thi nói. Dự kiến Bộ Tài chính sẽ trình phương án cuối cùng lên Chính phủ vào tháng 6 tới.
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, khả năng Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên mức giá tính thuế TTĐB đối với xe lắp ráp trong nước. Điều đó có nghĩa đề nghị chuyển từ áp giá bán buôn sang áp giá xuất xưởng của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam sẽ không được đáp ứng. Với xe nhập khẩu, bộ này sẽ áp giá bán buôn của doanh nghiệp thay vì áp giá bán tới người tiêu dùng như cách hiểu trước đó.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/bo-tai-chinh-noi-cac-y-kien-co-ban-dong-tinh-865713.tpo
- "Kỷ luật ngân sách: “Đã đến lúc phải quyết liệt”". Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trưởng về quyết toán ngân sách năm 2013, phần lớn các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự lo ngại về kỷ luật ngân sách của Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề bội chi. Theo đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), vấn đề bội chi hiện nay rất đáng quan tâm vì lớn về mặt con số, vượt rất xa so với nghị quyết của Quốc hội.
Theo ông Hùng, các đại biểu Quốc hội như ông băn khoăn rằng con số quyết toán bội chi 6,6% dựa vào cơ sở pháp lý nào, danh mục cụ thể và chất lượng sử dụng nguồn tiền bội chi này ra sao.
Ông Hùng cũng nêu vấn đề bội chi lớn như thế thì hậu quả của nó sẽ ra sao? “Không chỉ là hậu quả về mặt tài chính, làm tăng nợ công mà có thể còn có hậu quả về thất thoát lãng phí, tạo nên tiền lệ, thói quen trong quản lý sử dụng ngân sách”, ông nói.
Ông đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về bội chi, làm rõ cơ sở pháp lý, danh mục cụ thể, chất lượng sử dụng bước đầu va hướng hoàn trả để Quốc hội có cơ sở khi bấm nút.
Trong khi đó, theo đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá), Chính phủ đã giải trình khá rõ ràng, chi cho đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hạ tầng cấp bách của đất nước là cần thiết. Tuy nhiên, trong vượt chi bản thân báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy kỷ luật kỷ cương về tài chính, đặc biệt trong quản lý đầu tư, là chưa nghiêm.
“Tôi đề nghị có cách thức quyết liệt để ngăn chặn. Là do chúng ta điều hành thôi, nên sẽ có giải pháp để thực hiện cho được. Có lẽ đã đến lúc phải áp dụng một chính sách quyết liệt chấm dứt việc này. Dự toán quyết rồi thì ngành nào địa phương nào tăng một xu cũng không được. Đau cũng phải làm, mới có thể đảm bảo quản lý nợ công như mong muốn”, ông Nam nói.
Cũng về chủ đề bội chi, đại biểu Đồng Hữu Mạo thậm chí nhấn mạnh rằng việc chấp nhận bội chi tới 6,6% là “trái luật ngân sách hiện hành” và “bội chi tăng cao hơn đầu tư phát triển nghĩa là chúng ta vay về để chi thường xuyên”.
“Vượt hơn 41 ngàn tỷ bội chi nhưng vẫn đồng ý quyết toán. Tôi chỉ đồng ý một nửa, đồng ý ở chỗ bội chi cũng là vì ích nước lợi dân thôi, còn không đồng ý ở chỗ nếu cứ thế Quốc hội ra nghị quyết làm gì?”, ông nói.
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/tai-chinh/ky-luat-ngan-sach-da-den-luc-phai-quyet-liet-201505280635515.htm
- "Tránh điều hành giá xăng dầu “dồn cục“". Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh- Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá vừa có ý kiến yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì xây dựng kịch bản điều hành giá, tính toán thời điểm điều chỉnh giá hợp lý, tránh điều chỉnh dồn vào một đợt để hạn chế tác động đến tâm lý người tiêu dùng.
Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tiếp tục đánh giá và rút kinh nghiệm từ đợt điều chỉnh tăng giá điện thời gian qua, tính toán cụ thể tác động từ điều chỉnh giá điện lên chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
Xem chi tiết:
http://danviet.vn/kinh-te/tranh-dieu-hanh-gia-xang-dau-don-cuc-591681.html
Dựa trên phân tích các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam, VERP cho rằng, nền kinh tế Việt Nam năm 2015 chứng kiến ít nhất hai vấn đề lớn.
Thứ nhất, thâm hụt ngân sách tăng cao do khó khăn trong duy trì và cải thiện nguồn thu đi liền với nỗ lực yếu ớt trong việc tiết chế các khoản chi. Điều này đặt Chính phủ vào những khó khăn trong việc huy động nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách.
Nếu Quốc hội không có sự thỏa hiệp cần thiết trong định mức về lượng trái phiếu phát hành hoặc trần nợ công, Chính phủ có thể bị đẩy vào tình thế phải tìm kiếm nguồn tài trợ tạm thời từ Ngân hàng Nhà nước dưới nhiều hình thức và xét cho cùng, có bản chất tiền tệ nhiều hơn là tài khóa.
Điều đó dẫn tới nguy cơ phá vỡ những ràng buộc về kỷ luật tiền tệ lẫn tài khóa, tạo một tiền lệ xấu. Tác động tức thời của các chính sách này là sự xói mòn niềm tin của thị trường vào cả chính sách tiền tệ và mức độ minh bạch tài khóa.
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/tai-chinh/can-phai-de-ty-gia-thuc-tien-dong-tiep-tuc-gia-tang-20150529015047113.htm
- "Quản lý khai thác công trình thủy nông: Tư nhân hóa, sẽ cắt giảm 1/3 ngân sách?". Nhiều chuyên gia nhận định, rộng cửa cho khu vực tư nhân, các thành phần kinh tế khác tham gia quản lý khai thác lợi thế các công trình thủy nông không chỉ tinh giản được bộ máy công kềnh như hiện nay mà còn sàng lọc được nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cao, ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản của Nhà nước.
Xem chi tiết:
http://baophapluat.vn/kinh-doanh/quan-ly-khai-thac-cong-trinh-thuy-nong-tu-nhan-hoa-se-cat-giam-13-ngan-sach-219033.html
- "Nắng nóng làm nứt đường băng, sân bay Cát Bi - Hải Phòng tê liệt". Trong thông cáo báo chí phát đi vào tối ngày 28/5, Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Vào hồi 14h50' ngày 28/5, sau khi chuyến bay VJ283 (tàu bay A320/669, gồm 157 hành khách, 769 kg hành lý, trọng tải cất cánh là 64.387 kg) đường bay Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minh cất cánh, lực lượng an ninh Cảng hàng không đã phát hiện 01 mảng bê tông asphalt tại đường cất hạ cánh đầu bị lột.
Sau đó đường cất hạ cánh tại sân bay Cát Bi đã được lệnh tạm thời ngừng khai thác. Các chuyến bay đến sân bay này được thông báo chuyển hướng về sân bay Nội Bài để hạ cánh. Tính đến thời điểm phát hiện sự cố, sân bay Cát Bi đã khai thác được 12 lần chuyến. 12 lần chuyến bay còn lại trong ngày được chuyển hướng về sân bay Nội Bài.
Theo Cục hàng không, khi sự việc xảy ra, sân bay Cát Bi đã thông báo đến sân bay Tân Sơn Nhất và hãng hàng không VietJet về sự cố trên và thông tin chuyến bay VJ283.
Bên cạnh đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam và sân bay Cát Bi cũng phối hợp với các hãng hàng không khai thác tại sân bay Cát Bi thông báo đến hành khách đi các chuyến bay còn lại trong ngày.
Lý do là "vì thời tiết nắng nóng, đường cất hạ cánh CHK Cát Bi có một số vết rạn, nứt không đảm bảo an toàn cho hoạt động bay, các chuyến bay tại sân bay Cát Bi sẽ thực hiện tại sân bay Nội Bài".
Xem chi tiết:
http://infonet.vn/nang-nong-lam-nut-duong-bang-san-bay-cat-bi-hai-phong-te-liet-post165430.info
- "“Nốt nhạc buồn” ở Hà Tĩnh". Những năm gần đây, vùng đất nghèo Hà Tĩnh xưa kia đã có những bước phát triển vượt bậc khiến nhiều địa phương trong cả nước ngưỡng mộ. Nhiều nhà đầu tư đã đến với Hà Tĩnh. Nhiều cụm công nghiệp, nhà máy đã đi vào hoạt động, như dự án Formosa, dự án cấp nước Vũng Áng, Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Nhà máy sản xuất cọc sợi Vinatex, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1...
Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Tĩnh trong năm 2014 đạt 25,89% so với năm 2013, thuộc nhóm cao của cả nước và là cao nhất của khu vực Bắc miền Trung. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 42,06%; khu vực dịch vụ tăng 22,26%. GDP bình quân đầu người đạt trên 34 triệu đồng.
Vậy mà trong khúc ca hùng tráng ấy vẫn đâu đó còn những nốt nhạc buồn.
Đầu tiên là những hình ảnh đáng lo ngại về chất lượng công trình đập dâng Lạc Tiến có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là dự án lớn đảm bảo nhu cầu nước cho toàn bộ Khu kinh tế Vũng Áng với công suất trên 1 triệu m3/ngđ. Đập dâng Lạc Tiến có độ cao 43,5m với 5 cửa van đóng mở, điều tiết nước qua hệ thống kênh dẫn và tuynen (hầm).
Vậy mà giờ đây, mặc dù mới đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng từ tháng 02/2015 nhưng công trình đập đã có biểu hiện xuống cấp. Mái, dầm bị võng, nứt, bê tông bong tróc nhiều chỗ, chắp vá nham nhở khắp thân đập.
Rồi đến hình ảnh hoang tàn của dự án Nhà máy liên hợp gang thép Hà Tĩnh. Với tổng mức đầu tư trên 1.764 tỷ đồng, theo dự kiến, nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động cho sản phẩm đầu tiên vào tháng 12/2008. Trong đó nguyên liệu mà nhà máy sử dụng sẽ là các loại quặng sắt đã được tuyển tinh, phân loại khai thác từ mỏ quặng sắt Thạch Khê, Vũ Quang hoặc nhập khẩu. Vậy mà nay, Nhà máy chỉ còn như một đống sắt vụn khổng lồ…
Có ý kiến cho rằng, với những đồng vốn đầu tư tư nhân, nếu có thiệt hại thì “người trên cây” lo chứ công đâu mà “người dưới gốc” lo giùm.
Xem chi tiết:
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/not-nhac-buon-o-ha-tinh.html
- "Có hay không một mô hình phân phối tối ưu cho bảo hiểm nhân thọ?". Là một trong số rất ít các ngành nghề có tăng trưởng về doanh thu liên tiếp ngay cả trong những thời kỳ kinh tế suy thoái, sau 20 năm phát triển, phần lớn các công ty bảo hiểm nhân thọ hoạt động lâu năm trên thị trường Việt Nam đều hoạt động hiệu quả và có lãi. Có thể nói, sự thành công của ngành bảo hiểm nhân thọ vẫn phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển khá ổn định của kênh phân phối đại lý/tư vấn bảo hiểm.
Toàn thị trường hiện nay có khoảng 200.000 đại lý/tư vấn bảo hiểm. Nếu kể cả những đại lý đã giải nghệ thì phải có đến 600.000 - 700.000 đại lý.
Hiện tại, mô hình đại lý/tư vấn bảo hiểm được hầu hết các công ty bảo hiểm áp dụng đều là mô hình bán thời gian. Điều này không có gì ngạc nhiên vì là xu hướng chung của thị trường các nước đang phát triển.
Thống kê sơ bộ cho thấy, số lượng đại lý hoạt động toàn thời gian của thị trường bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 10 - 25% tổng số đại lý, nhưng mang lại 30 - 50% doanh số cho các công ty.
Tuy nhiên, để tăng trưởng cao thì các công ty bảo hiểm sẽ phải vừa tập trung đào tạo đại lý toàn thời gian, vừa tăng cường tuyển dụng đại lý mới. Bởi hiện tại vẫn có đến trên 50% đại lý không trụ lại được với nghề quá 3-6 tháng.
Xem chi tiết:
Chuyên gia phản biện cho báo cáo kinh tế năm nay, TS Lê Đăng Doanh cũng lo lắng: Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước vào hội nhập có một số điểm đặc biệt. Đó là đóng góp của DN nhà nước (vốn bị cho là hoạt động kém hiệu quả) trong cơ cấu này đang rất lớn, trên 33%, cao khác thường so với các nền kinh tế khác, kể cả Trung Quốc. Tỷ lệ đóng góp của DN tư nhân có đăng ký chỉ là 11,2%, kinh tế hộ gia đình cũng lên tới 33,1%, hợp tác xã 5%... Câu hỏi lớn của ông Doanh là với tỷ trọng đóng góp kinh tế của hộ gia đình lớn như thế thì hội nhập ra sao?
Xem chi tiết:
http://danviet.vn/kinh-te/nguoi-ban-bun-rieu-bun-oc-chuan-bi-hoi-nhap-591697.html
- "Kiểm soát tải trọng ngay tại nguồn hàng: Sẽ áp dụng chế tài mạnh". Thực hiện chủ trương kiểm soát xe quá tải ngay tại nguồn hàng, đặc biệt là tại các cảng biển, thời gian qua hàng loạt giám đốc cảng biển đã bị đình chỉ công tác sau khi phát hiện để lọt xe quá tải. Bộ GTVT đang rất quyết tâm loại bỏ xe quá tải ngay trong năm 2015, nhưng thực tế triển khai cho thấy nhiều cảng biển chưa thực sự vào cuộc.
Xem chi tiết:
Không chỉ phải điều chỉnh quá lớn về các đánh giá định lượng, thậm chí còn phải điều chỉnh cả xu thế, chẳng hạn từ hụt thu sang thu vượt dự toán, từ chi đúng dự toán sang chi vượt dự toán, từ thâm hụt lớn sang ít thâm hụt hơn...
Tuy nhiên, do vấn đề chính sách tài khoá và nợ công rất quan trọng, gắn liền với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và xây dựng kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 cũng như chiến lược đến 2020, nên việc phân tích những số liệu công khai NSNN trên trang web của Bộ Tài chính giai đoạn 2006 - 2014 là hết sức cần thiết.
Chi NSNN luôn vượt dự toán nên thâm hụt NSNN trở thành bệnh kinh niên bất chấp mọi nỗ lực tăng thu. Năm 2006 chi vượt dự toán 31,56%, năm 2007 vượt 18,95%, năm 2008 vượt tới 37,8% và năm 2009 vượt 19%.
Đáng chú ý, việc chi vượt dự toán hầu như không có quan hệ rõ ràng với điều hành kinh tế khi các năm 2006 - 2008 diễn biến tăng trưởng kinh tế tương đối bình thường, lạm phát tăng cao năm 2007-2008.
Xem chi tiết:
- "Khi bộ 'uống sữa', bán dưa, mua hàng". Theo các chuyên gia, khi hội nhập các ưu đãi của Chính phủ với ngành, lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu đều đối mặt nguy cơ bị kiện chống trợ cấp, nếu thua sẽ bị áp thuế rất cao. Những câu chuyện chua xót như cán bộ của các bộ “uống” sữa, bán dưa và hành tím cũng được đề cập tới.
Sáng 28/5, tại Hội thảo Không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế còn lại sau các hiệp định thương mại tự do (FTA), bà Nguyễn Hằng Nga, Ban Phòng vệ thương mại (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) cho biết: Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 tới nay, Việt Nam đối mặt 7 vụ điều tra chống trợ cấp, bán phá giá (trong đó Hoa Kỳ chiếm 5 vụ).
Theo bà Nga, các cuộc điều tra chống trợ cấp tập trung chủ yếu vào những nhóm chương trình Chính phủ như: Cho vay vốn, chương trình miễn giảm thuế, cung cấp dịch vụ của nhà nước... “Nước ngoài họ thường căn cứ theo những quy định như vậy để họ khởi xướng điều tra chống trợ cấp”, bà Nga nói.
Xem chi tiết:
Sau khi hiệp định được ký kết, phía Liên minh kinh tế Á - Âu sẽ dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan đặc biệt. Các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế xuất 0%. Thuế với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh khác như dệt may, da giày và đồ gỗ sẽ được giảm tới 80% và theo lộ trình cũng sẽ được miễn hoàn toàn trong thời gian tới. Đây có thể nói là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Đặng Hoàng Hải, Trưởng đoàn đàm phán cấp kỹ thuật của Việt Nam cho biết: “Đối với chúng ta, thị trường của Liên minh này khá tiềm năng. Liên minh hiện nay có 5 nước với số dân trên 170 triệu và GDP theo sức mua là khoảng 4.000 tỷ USD…các con số này đã nói lên đây là một thị trường rất hứa hẹn cho hàng hoá của Việt Nam”.
Khi hiệp định được ký kết, nhiều cơ hội cũng đến với các doanh nghiệp của Liên minh kinh tế Á - Âu. Theo thỏa thuận, một lộ trình mở cửa thị trường cho một số sản phẩm chăn nuôi, mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho Liên minh Hải quan cũng đã được Việt Nam cam kết.
Trong điều kiện Việt Nam là nước đang có vai trò tích cực trong ASEAN, đây sẽ là một cửa ngõ quan trọng để các doanh nghiệp của Liên minh vào ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Xem chi tiết:
http://vtv.vn/kinh-te/ky-ket-fta-viet-nam-lien-minh-kinh-te-a-au-trien-vong-moi-cho-cac-doanh-nghiep-20150529054002139.htm
- "Doanh nghiệp nhà nước: Ưu đãi lắm, hệ lụy nhiều". Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang nhận quá nhiều ưu đãi từ về vốn, cơ chế hoạt động tới cơ sở hạ tầng. Theo nhiều chuyên gia, chính sự ưu ái này mà những “quả đấm thép” đã vung tay quá trán, làm méo thị trường, gây thiệt hại và tạo hệ lụy cho nền kinh tế.
Sáng 27/5, lần đầu tiên một nghiên cứu đa chiều về DNNN và những hệ lụy với thị trường tại Việt Nam được công bố. Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện. Theo nhóm tác giả, hiện các quy định pháp luật đều không phân biệt giữa DNNN và DN tư nhân. Nhưng thực tế, những hạn chế trong thực thi pháp luật và ứng xử của nhà nước tạo ra nhiều ưu thế, đặc quyền, đặc lợi cho DNNN. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến quan hệ cạnh tranh, cung cầu, làm biến dạng thị trường.
Qua nghiên cứu, các tác giả nhận thấy, độc quyền hoặc chiếm quyền chi phối của DNNN trong một số lĩnh vực khiến DN tư nhân khó tham gia (như điện, ga, xăng dầu, viễn thông, hóa chất, khai thác khoáng sản…). DNNN cũng được ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay, như năm 2013, theo báo cáo Chính phủ, tổng nợ phải trả của 796 DN 100% vốn nhà nước là hơn 1,723 triệu tỷ đồng (tương đương 48% GDP), riêng 108 tập đoàn, tổng công ty là hơn 1,514 triệu tỷ đồng (42% GDP).
Báo cáo cũng nhấn mạnh, các tập đoàn, tổng công ty đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào vốn vay. Phó ban Cải cách và phát triển DN (CIEM) Phạm Đức Trung – Trưởng nhóm nghiên cứu dẫn chứng: Các ngân hàng nghĩ nhà nước sẽ bảo đảm các khoản nợ khi DNNN gặp khó khăn có thể phải giải thể, phá sản. “Vụ việc giải cứu Vinashin cũng như nhiều DNNN yếu kém khác cho thấy lòng tin này có cơ sở”, ông Trung nói.
Ngoài ra, năm 2014, Chính phủ ban hành 20 văn bản cho phép ngân hàng được cung cấp tín dụng vượt giới hạn cho các DNNN, như Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn Điện lực (EVN), Vietnam Airlines…
Xem chi tiết:

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
