Các báo viết về Tài chính ngày 4/5/2015
**Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với "cơn bão" xe nhập khẩu; **Đề xuất giảm uống rượu, tăng uống sữa của Bộ GTVT có khả thi?; **Hôm nay, 4-5: Công bố phương án điều chỉnh giá xăng dầu; **Đề nghị bổ sung năng lực tài chính cho NHTM nhà nước;...

- "Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với "cơn bão" xe nhập khẩu". Theo lộ trình cắt giảm thuế quan thuộc khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, từ năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước Đông Nam Á sẽ giảm về 0%.
Như vậy, hàng loạt mẫu xe từ các nước Indonesia, Philippines hay Thái Lan… sẽ sớm xuất hiện tại Việt Nam với giá thành rẻ hơn nhiều so với hiện nay.
Ngành công nghiệp sản xuất ôtô trong nước vốn đã non trẻ sẽ lại càng khó khăn trước cơn bão nhập khẩu xe ôtô từ các nước trong khu vực.
Xem chi tiết:
http://www.vietnamplus.vn/nganh-cong-nghiep-oto-viet-nam-voi-con-bao-xe-nhap-khau/320587.vnp
- "Thu ngân sách đạt gần 35% dự toán". Bộ Tài chính cho biết, kết quả thu ngân sách Nhà nước tháng 4-2015 ước đạt 79.350 tỷ đồng. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách ước đạt 314.100 tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Xem chi tiết:
- "Đề xuất giảm uống rượu, tăng uống sữa của Bộ GTVT có khả thi?". Như tin tức đã đưa, ngày 2/5 vừa qua, ông Đỗ Việt Nga - Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT đã chia sẻ với báo chí về việc ký ban hành văn bản yêu cầu toàn bộ cán bộ trong ngành thực hiện cuộc vận động “Giảm uống rượu bia và tăng cường uống sữa”.
Theo đó, người đứng đầu Công đoàn ngành giao thông yêu cầu các cán bộ, công nhân viên chức (CNVC) thực hiên nghiêm quy định của Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn. Song song với việc giảm uống bia rượu là khuyến khích cán bộ CNVC tăng cường uống sữa để nâng cao sức khỏe và góp phần hỗ trợ tiêu thụ sữa cho bà con nuôi bò sữa.
Liên quan tới đề xuất của phía Công đoàn ngành GTVT, PV Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội để hiểu hơn về vấn đề này.
Xem chi tiết:
http://www.nguoiduatin.vn/de-xuat-giam-uong-ruou-tang-uong-sua-cua-bo-gtvt-co-kha-thi-a186793.html
- "Hôm nay, 4-5: Công bố phương án điều chỉnh giá xăng dầu". Giá cơ sở sẽ chịu nhiều tác động từ diễn biến này. Đáng chú ý, đây là kỳ điều hành giá xăng dầu đầu tiên khi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng 3.000 đồng/lít, thay vì mức 1.000 đồng/lít như trước đây.
Đại diện một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết, tính đến ngày 27-4, doanh nghiệp đang lỗ 200-300 đồng/lít xăng. Cùng với việc áp thuế bảo vệ môi trường theo mức mới từ 1-5, mức lỗ sẽ lên đến 2.300 đồng/lít xăng. Nếu trừ đi phần xả quỹ bình ổn 1.000 đồng/lít xăng thì doanh nghiệp vẫn lỗ khoảng 1.300 đồng/lít.
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/hom-nay-45-cong-bo-phuong-an-dieu-chinh-gia-xang-dau/608005.antd
Trong năm 2015, Công ty sẽ sản xuất 215,000 tấn phân lân và 60,000 tấn phân NPK các loại, đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên tùy theo tình hình diễn biến của thị trường mà ĐHĐCĐ sẽ ủy quyền cho HĐQT điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015 phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Năm 2014, NCF đạt doanh thu 683 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2013; lãi trước thuế 45.7 tỷ đồng, giảm 5%.
Xem chi tiết:
- "Doanh nghiệp trây ỳ không đóng BHXH cho người lao động: Cần phải xử lý theo luật hình sự". Theo thống kê của BHXH, tính đến 28.2.2015, cả nước có trên 260.000 DN nợ không đóng BHXH cho NLĐ với số tiền lên đến hơn 11.400 tỉ đồng và có trên 2.800 đơn vị trây ỳ cố tình không đóng với số tiền trên 6.800 tỉ đồng. Riêng địa bàn Hà Nội có nhiều “ông lớn” nợ đọng BHXH với số tiền hơn chục tỉ đồng. Cụ thể như Cty CP cầu 14 (Long Biên) nợ BHXH trên 19,3 tỉ đồng và Cty CP Cầu 12 nợ trên 12,9 tỉ đồng; Chi nhánh Cty CP ôtô Xuân Kiên Vinaxuki (Mê Linh) nợ trên dưới 10 tỉ đồng; hay Cty TNHH may mặc XK VIT Garment (Mê Linh) nợ tới 17,5 tỉ đồng tiền BHXH suốt 38 tháng qua. Nhiều đơn vị có số nợ lớn với thời gian nợ kéo dài như Cty CP LISOHAKA đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất có thời điểm nợ tới 86 tháng với số tiền nợ cộng lãi hơn 3,3 tỉ đồng; Cty CP 116 thuộc Cienco1 cũng nợ tới 83 tháng với số tiền hơn 8,8 tỉ đồng và Cty CP Đầu tư và xây dựng công trình 128 Cienco1 nợ hơn 8,7 tỉ đồng với thời gian chiếm dụng tới 79 tháng.
Được biết, hiện 63 tỉnh thành đều có DN trây ỳ, nợ BHXH kéo dài như TPHCM có hơn chục DN nợ BHXH từ 131 đến 134 tháng, đơn vị nợ ít nhất là gần 4 tỉ đồng và đơn vị nhiều nhất là trên 12 tỉ đồng. Cá biệt như Hải Phòng có DN nợ tới trên 65 tỉ đồng tiền BHXH. Trước vấn đề nhức nhối này, Trưởng phòng Thu BHXH Hà Nội - bà Chu Ngọc Mai - cho biết, năm 2014 BHXH Hà Nội đã trình Thanh tra Chính phủ thanh tra 10 đơn vị nợ đọng với số tiền lớn, kéo dài nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa thấy các DN này có động thái tích cực để trả nợ và con số nợ vẫn tiếp tục tăng. Việc các DN nợ đọng BHXH khiến NLĐ không được hưởng quyền lợi chính đáng khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, khám chữa bệnh bằng BHYT và hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong khi đó, hàng tháng NLĐ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp BHXH thông qua lương và đã bị các DN chiếm dụng, sử dụng vào mục đích khác.
Xem chi tiết:
- "Đề nghị bổ sung năng lực tài chính cho NHTM nhà nước". Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTM NN) đã đi đúng mục tiêu đề ra nhưng cần bổ sung năng lực tài chính cho các ngân hàng này qua việc tăng vốn điều lệ.
Báo cáo với Chính phủ về tình hình cơ cấu lại NHTM NN năm 2014 và quý 1-2015, NHNN nhận định đã thực hiện đúng Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, trong đó có mục tiêu quan trọng là nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các NHTM NN.
Cụ thể là các NHTM NN vừa tích cực thực hiện phương án tái cơ cấu chính nội bộ, bộ máy quản trị, vừa phải tham gia tái cơ cấu các NHTM yếu kém theo chỉ đạo của NHNN. Như Vietinbank tham gia quản trị, điều hành và hỗ trợ hoạt động cho Ocean Bank; Vietcombank tham gia điều hành Ngân hàng Xây dựng (VNBC); hoặc BIDV sáp nhập với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), Vietinbank sáp nhập PG Bank.
Các NHTM NN tiếp tục tăng vốn điều lệ mở rộng quy mô, tăng năng lực cạnh tranh và khả năng ứng phó các rủi ro phát sinh. Vốn điều lệ của khối các NHTM NN đến cuối tháng 3-2015 đạt 134.200 tỉ đồng, chiếm 30,56% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống. Tất cả các NHTM NN đều kinh doanh có lãi.
Năm 2014, chênh lệch thu chi - tức tổng lợi nhuận thuần hay lợi nhuận trước thuế - của khối NHTM NN đạt 18.250 tỉ đồng, chiếm 76,1% tổng chênh lệch thu chi toàn hệ thống. Trong 3 tháng đầu năm 2015, con số này đạt 7.900 tỉ đồng, chiếm xấp xỉ 65% tổng chênh lệch thu chi toàn hệ thống.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình cao hơn mức bình quân toàn hệ thống. Đến cuối tháng 2-2015, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM NN đạt 2,7%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống (3,59%). Trong năm 2014, các NHTM NN đã xử lý được 62.140 tỉ đồng nợ xấu (chiếm 43% tổng số nợ xấu do toàn hệ thống xử lý). Trong 2 tháng đầu năm 2015, xử lý được 1.800 tỉ đồng (bằng 22,67% tổng số nợ xấu do toàn hệ thống xử lý).
Tuy nhiên, NHNN cho rằng năng lực tài chính, nhất là vốn điều lệ của một số NHTM NN như Agribank, BIDV vẫn còn hạn chế so với yêu cầu tăng trưởng nhanh về quy mô và đảm bảo an toàn hoạt động. Thậm chí nếu tính toán đầy đủ các yếu tố thì có NHTM NN chưa đạt tỷ lệ an toàn vốn theo quy định do nhà nước chưa cấp đủ vốn điều lệ được duyệt, vốn tự có thấp so với quy mô tài sản.
NHNN cho rằng việc tăng vốn điều lệ của các NHTM NN là rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn vốn cấp từ ngân sách tại các ngân hàng này lại rất khó khăn và việc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại đây sau cổ phần hóa là chưa phù hợp do cần đảm bảo vai trò chi phối của nhà nước để thực thi các chính sách tiền tệ và ổn định thị trường.
Xem chi tiết:
Xem chi tiết:
Theo đó tư vấn đề nghị cần chuyển giao, phân bổ các hợp đồng mua bán điện mà EVN đã ký, chiếm tới 95% nhu cầu điện hiện nay cho 5 Tổng công ty điện lực từ trước năm 2019.
Cùng đó, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO) sẽ phải tách biệt độc lập hoàn toàn với EVN, hoặc là công ty TNHH một thành viên tách bạch riêng trong EVN.
Đơn vị này cũng sẽ độc lập với cả bên mua điện và bên bán điện, trong đó, các thành viên của Hội đồng thành viên như Chủ tịch, Giám đốc không được có bất cứ vai trò gì trong bên bán và bên mua điện.
Tổ chức tư vấn khuyến cáo, mức độ độc lập phải tuyệt đối, như cơ sở vật chất, nhân sự, chức năng của đơn vị này cũng phải tách biệt với tất cả các bộ phận khác của EVN, không có sự chia sẻ chung nào.
Đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện sẽ hoạt động phi lợi nhuận. Cục Điều tiết điện lực Việt Nam, hay Ngân sách sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí cho đơn vị này, để đơn vị hoạt động được theo đúng chức năng của mình mà không cần hỗ trợ gì từ EVN.
Xem chi tiết:
Thời điểm 4 tháng năm 2014, Hải Phòng thu hút được tới 423,28 triệu USD. Trong đó, cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 15 dự án với số vốn đầu tư 281,18 triệu USD; cấp đăng ký tăng vốn 142,1 triệu USD.
Trong đó, 17 lượt dự án cấp mới với số vốn đầu tư 86,82 triệu USD, bao gồm 11 dự án trong khu công nghiệp với số vốn đầu tư 78,17 triệu USD và 6 dự án ngoài khu công nghiệp với số vốn đầu tư 8,65 triệu USD.
Có 11 dự án FDI đăng ký điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đầu tư tăng thêm 198,74 triệu USD.
Bao gồm 6 dự án trong khu công nghiệp với số vốn điều chỉnh tăng thêm 126,44 triệu USD và 5 dự án ngoài khu công nghiệp với số vốn tăng thêm 72,3 triệu USD.
Tính riêng trong tháng 4/2015, trên địa bàn thành phố Hải Phòng thu hút được 5 dự án cấp mới với số vốn cấp mới là 37,9 triệu USD; có 1 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư tăng thêm 1 triệu USD.
Xem chi tiết:
http://bizlive.vn/thoi-su/von-fdi-vao-hai-phong-sut-giam-manh-978612.html
- "Ô tô Việt Nam muốn tham gia thị trường: Phải giảm giá 15-20%
". Từ năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ về mức 0%, khiến giá xe nhập khẩu từ các nước trong khu vực nhiều khả năng rẻ hơn xe lắp ráp trong nước. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho rằng, muốn cạnh tranh, xe sản xuất trong nước phải giảm giá từ 15-20%.
Ông Trần Bá Dương khẳng định, hai yếu tố rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất là cần có thị trường và công nghệ. Doanh nghiệp phải dự báo được dung lượng thị trường một cách chính xác. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp thì chính sách phát triển phải ổn định. Đặc biệt, với chính sách thuế, ông Trần Bá Dương đề nghị nên giảm thuế nhập khẩu linh kiện hoặc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng đang nóng lòng muốn biết định hướng cụ thể về phát triển công nghiệp ô tô. Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Chính phủ phê duyệt từ tháng 7-2014, nhưng đến nay vẫn chưa có định hướng cụ thể nào từ Bộ Công Thương. Sự chậm trễ này càng khiến doanh nghiệp lo lắng bởi chẳng bao lâu nữa là đến năm 2018, thời điểm thuế nhập khẩu xe từ ASEAN giảm về 0%.
Xem chi tiết:
Xem chi tiết:
http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/nhung-quy-dinh-moi-bat-dau-co-hieu-luc-thi-hanh/607953.antd
Xem chi tiết:
http://vietstock.vn/2015/05/kinh-te-tp-ho-chi-minh-di-truoc-ve-dich-truoc-768-418273.htm
Tôm sú ổn định giá trong mấy năm qua nhưng năm nay cũng giảm mạnh. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đang mua tôm sú cỡ 20 con/kg giá 250.000 đồng/kg, cỡ 30 con/kg giá 170.00 đồng/kg, cỡ 40 con/kg giá 145.000 đồng/kg.
Hội Chế biến thủy sản xuất khẩu Cà Mau cho biết, giá tôm thẻ chân trắng giảm 60.000-70.000 đồng/kg, tôm sú giảm 30.000- 50.000 đồng/kg tùy cỡ loại, so với cùng kỳ năm trước. Ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho rằng giá tôm nguyên liệu giảm do khó khăn thị trường xuất khẩu, ít đơn hàng.
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/nong-san-rot-gia-855458.tpo
- "Nửa đầu tháng 4 xuất khẩu xi măng giảm". Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 4/2015, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam đều giảm về lượng và trị giá.
Cụ thể, sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker nửa đầu tháng 4/2015 ước đạt 766.704 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ tháng 3/2015 (mức 847.256 tấn); trị giá xuất khẩu thu về đạt 32.338.424 USD, giảm 8% so với cùng kỳ tháng 3/2015.
Xem chi tiết:
- "Việt Nam trước cơ hội xuất khẩu thực phẩm cho thế giới Hồi giáo". Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện người theo Hồi giáo chiếm khoảng 25% dân số toàn thế giới, tức khoảng hai tỉ người. Sản phẩm thực phẩm đặc thù cho người đạo Hồi phải có chứng chỉ Halal và hàng năm các tín đồ đạo Hồi chi khoảng 580 tỉ đô la Mỹ để mua thực phẩm có chứng chỉ này.
Ông Hòe cho biết thêm, các trung tâm tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới nằm ở khu vực Trung và Nam Á với số tiền chi ra mỗi năm cho thực phẩm dạng này khoảng 175 tỉ đô la Mỹ. Kế đến khu vực châu Phi sẽ chi khoảng 115 tỉ đô la Mỹ, Trung Đông chi khoảng 111 tỉ đô la Mỹ, Đông Nam Á chi khoảng 95 tỉ đô la Mỹ. "Đó là những con số hấp dẫn để ngành thực phẩm đầu tư và có lợi nhuận, cũng là phân khúc thị trường tiềm năng đối với ngành hàng thủy sản", ông Hòe nhận định.
Theo công bố của Diễn đàn Halal thế giới mà ông Hòe dẫn lại thì giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỉ đô la Mỹ. Nếu tính cả nhóm sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt từ 1.200 đến 2.000 tỉ đô la Mỹ một năm. “Ngày nay thực phẩm Halal được công nhận, phổ biến và tiêu dùng rộng rãi đối với cả người tiêu dùng không phải Hồi giáo vì sự bảo đảm về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh và chất lượng. Nhãn Halal bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí tôn giáo đã trở thành một trong những tiêu chuẩn mới bảo đảm cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm”, ông Hòe nói thêm.
Dẫn các thông số từ Cục Phát triển Hồi giáo Malaysia (JAKIM), ông Abdullah Abdulrohman, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Halal Việt Nam (có trụ sở tại TPHCM), cho rằng vào năm 2010 toàn thế giới đã có 1,8 tỉ người theo đạo Hồi và con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2030, chiếm 27% dân số thế giới. Ông cũng nói thêm, 62% người Hồi giáo sống ở khu vực châu Á nói chung và 127 triệu người Hồi giáo sống ở các nước khu vực Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm Halal đến 80%. Vì vậy, ông nhận định đây là một thị trường lớn, rất tiềm năng.
Xem chi tiết:
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, hệ thống văn bản pháp luật về phí và lệ phí được ban hành kịp thời, đồng bộ, đúng thẩm quyền, tạo khung pháp lý rõ ràng đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí. Vụ trưởng Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Ðình Thi nhận xét, công tác tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đã được công khai, minh bạch, góp phần cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cơ chế quản lý phí, lệ phí được đổi mới theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công, tạo cơ chế chủ động cho đơn vị thu phí, lệ phí, từ đó, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thu, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, một số quy định của pháp luật phí, lệ phí đến nay không còn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế. Bộ Tài chính cho biết, với 73 loại phí và 42 loại lệ phí được ban hành trong thời kỳ đầu thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, nên vẫn còn những khoản chưa được thực thi đã trở nên lạc hậu. "Khi ban hành danh mục này, cơ bản các dịch vụ đều do cơ quan nhà nước cung cấp. Song cho tới nay, qua 13 năm thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng và Nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công, cũng như cải cách TTHC thì một số khoản phí, lệ phí hiện hành đã lạc hậu, không còn phù hợp, cần rà soát hoàn thiện để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân", Vụ trưởng Phạm Ðình Thi nói.
Trong danh mục sửa đổi, bổ sung phí mà Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội, đến nay, do một số khoản phí đã và đang chuyển sang cơ chế giá theo quy định của Luật chuyên ngành (nhất là một số khoản phí có tác động lớn đến người dân như học phí, viện phí,...); một số khoản phí có tên trong danh mục nhưng chưa phát sinh; một số khoản phí trùng lặp với khoản thu khác, nên cần phải đưa ra khỏi danh mục 18 khoản phí. Trong đó, có hai khoản phí đã được quy định trong danh mục nhưng chưa phát sinh; năm khoản phí quy định trong danh mục nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành thì đã dừng thu; sáu khoản phí có cùng đối tượng điều chỉnh cần rà soát thu gọn và sáu khoản phí đã được pháp luật chuyên ngành quy định thực hiện theo cơ chế giá.
Về Danh mục lệ phí, với 42 khoản lệ phí, Bộ Tài chính cho biết, có một số dịch vụ công do cùng cơ quan cung cấp nhưng quy định thu hai khoản thu (như phí thẩm định bù đắp chi phí cho việc thẩm định và lệ phí cấp giấy phép) đã làm tăng TTHC, tăng chi phí thu nộp cho cả cơ quan thu và người nộp. Ðể giảm TTHC, giảm chi phí thu nộp, cần rà soát gộp các khoản phí, lệ phí này thành một khoản thu, đồng thời cần đưa 12 khoản lệ phí ra khỏi Danh mục bởi có đến tám khoản lệ phí đến nay chưa thu hoặc dừng thu; bốn khoản lệ phí bãi bỏ để cải cách TTHC. Trưởng phòng quản lý phí, lệ phí (Vụ Chính sách thuế) Phạm Ngọc Thạch cho biết, qua rà soát cho thấy, trong thực tế, việc bãi bỏ các khoản phí, lệ phí này không tác động đến số thu NSNN vì hiện chưa thu hoặc đã chuyển sang giá.
Xem chi tiết:
- "Tồn kho 560.000 tấn đường". Theo Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, tính đến ngày 15-4 đã có 19/41 nhà máy đường kết thúc vụ sản xuất 2014-2015.
Lượng đường tồn tại kho các nhà máy hơn 560.000 tấn, lượng đường các nhà máy bán ra chỉ 115.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân lượng đường bán ra thấp hơn năm trước do lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm. Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại nhà máy giữ ổn định và cao hơn tháng trước không đáng kể, 12.000-12.200 đồng/kg. Giá đường xuất sang Trung Quốc tại Lào Cai là 13.450 đồng/kg.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT về việc bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư, sản xuất tại Lào vào Bản thỏa thuận về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam-Lào với số lượng 50.000 tấn, thuế suất trong hạn ngạch 2,5%. Nhiều chuyên gia cho rằng việc cho nhập đường từ nước ngoài về được xem là “phép thử” đối với ngành mía đường Việt Nam: Khó khăn dẫn đến thua lỗ hoặc buộc phải cạnh tranh để nâng chất lượng và giảm giá thành.
Xem chi tiết:
Tuy nhiên, những chuyên gia ngân hàng lại cho rằng, đây là thực tế không mới và không có gì đáng ngạc nhiên khi theo dõi sát hoạt động NH những những năm qua.
Theo chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, luôn có 1 sự khác biệt con số nợ xấu giữa báo cáo của NHTM và giám sát của NHNN nhưng chênh lệch này đã thu hẹp dần.
Xem chi tiết:
http://baotintuc.vn/kinh-te/tang-cuong-lien-ket-tieu-thu-nong-san-20150503223852320.htm
Xem chi tiết:
So với cùng kỳ năm 2014, nợ công của Việt Nam ở mức 81 tỷ USD, chiếm 47,9% GDP, tăng 11,1% so với năm 2013; bình quân nợ công đầu người 896 USD.
Xét theo tiêu chuẩn về ngưỡng trần nợ công/GDP 65% do Bộ Tài chính đặt ra những con số trên vẫn nằm trong phạm vi an toàn.
Nhưng theo các chuyên gia của Viện Kinh tế Việt Nam, cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự khác nhau.
Tại Việt Nam, nợ của doanh nghiệp Nhà nước, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà nước không được tính vào nợ công của quốc gia. Trong khi đó, khối nợ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tế rất lớn. Do đó, mức nợ công trong thực tế không thể dưới 65%, tờ Biz Live hôm 5/3 cho biết.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào cuối tháng 3/2015, ông Dominic Mellor - chuyên gia kinh tế của ADB, cảnh báo rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ công như thâm hụt ngân sách được cho là lớn hơn so với suy nghĩ.
Theo ông, nếu số thu ngân sách nhà nước thấp hơn so với kế hoạch, chính phủ có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách hơn là giảm chi phí. Nếu vậy, nợ công có thể lên tới 60% vào năm 2016.
Xem chi tiết:
- "Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bốn tháng đầu năm tăng 9,7%". Theo Tổng cục Thống kê, bốn tháng đầu năm, có 28.235 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 162.500 tỷ đồng, tăng 9,7% về số DN và tăng 13,3% về số vốn đăng ký.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân đạt 5,7 tỷ đồng/DN, tăng 1,8%. Có 6.316 DN trước gặp khó khăn, ngừng hoạt động, nay quay lại hoạt động, tăng 7,7%. Có 3.249 DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh, giảm 0,8% so cùng kỳ năm trước.
Xem chi tiết:

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
