Các báo viết về Tài chính ngày 5/8/2015
**Bộ Tài chính vay NHNN 30.000 tỷ: Đúng luật, nhưng...; **Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin; **Bộ GTVT chủ động thanh tra hàng loạt dự án BOT; **Mỹ không phá giá thịt gà sang Việt Nam?;...

- "Bộ Tài chính vay NHNN 30.000 tỷ: Đúng luật, nhưng...". Trước đề xuất vay NHNN 30.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, chuyên gia ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc cân đối chi thu của chính phủ là cần thiết nhưng cần phải cân nhắc những tác động đến lạm phát và bài toán tổng thể về giảm nợ công.
Báo Đất Việt xin đăng tải bài phỏng vấn với ông xoay quanh câu chuyện này.
Xem chi tiết:
http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/bo-tai-chinh-vay-nhnn-30000-ty-dung-luat-nhung-3280488/
- "Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin". Gói 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp là một trong những dẫn chứng điển hình của việc bỏ tiền ra để đánh đổi lấy sự mất... niềm tin mà nhiều đại biểu Quốc hội nhắc đến sau khi họ lắng nghe tiếng nói từ người dân.
Xem chi tiết:
http://vneconomy.vn/bat-dong-san/goi-30-nghin-ty-bo-tien-mua-su-mat-niem-tin-20150804111026139.htm
- "Bộ GTVT chủ động thanh tra hàng loạt dự án BOT". Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa chỉ đạo Thanh tra Bộ GTVT tiến hành thanh tra hàng loạt các dự án BOT tại các dự án mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm (nếu có).
Theo Quyết định số 2778 do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký chiều qua (4/8), Thanh tra Bộ GTVT được giao chủ trì phối hợp với Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Vụ Khoa học công nghệ và các cơ quan liên quan chủ động tiến hành kiểm tra đối với tất cả các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BOT, BT) do Bộ GTVT là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa được tiến hành thanh tra, kiểm toán.
Đối với dự án nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BOT), Bộ trưởng Đinh La Thăng giao Thanh tra Bộ GTVT thực hiện thanh tra ngay trong tháng 8. Trước đó, vào tháng 6, Bộ trưởng đã giao Thanh tra Bộ GTVT khẩn trương bổ sung điều chỉnh kế hoạch và tiến hành thanh tra đối với 6 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Tây Nguyên nhằm kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm (nếu có).
Theo quyết định, các dự án bổ sung vào kế hoạch thanh tra gồm: Dự án mở rộng QL1 đoạn Km 791A+500 - Km 848+875 tỉnh Thừa Thiên Huế; đoạn Km 1525 - Km 1589+300 tỉnh Ninh Thuận. Dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km 542 - Km 607+850; đoạn từ Pleiku đến cầu 110; đoạn Km 687+734 - Km 704 tỉnh Đắk Lắk; Km 734+600 - Km 765 tỉnh Đắk Nông; đoạn Km 921+025 - Km 962+331 tỉnh Bình Phước.
Xem chi tiết:
http://www.baogiaothong.vn/bo-gtvt-chu-dong-thanh-tra-hang-loat-du-an-bot-d115329.html
- "Mỹ không phá giá thịt gà sang Việt Nam?". Chiều 4-8, Phòng Văn hóa - Thông tin Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM gửi đi thông cáo về việc Hiệp hội Xuất khẩu trứng và gia cầm Mỹ (USPEEC) phủ nhận việc bán phá giá thịt gà nước này tại Việt Nam.
Ông Jim Sumner, Chủ tịch USPEEC, cho rằng một số phần thịt của gà Mỹ được bán tại Việt Nam ở mức giá tương tự hoặc cao hơn so với mức giá ở Mỹ. Do đó, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các sản phẩm thịt gà này không bán phá giá.
“Chúng tôi rất thông cảm tình trạng này đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất địa phương” - ông Sumner nói. “Người tiêu dùng Việt Nam nên lưu ý rằng việc khiếu nại đang hướng về các sản phẩm thịt đùi gà đông lạnh nhưng các sản phẩm này không cạnh tranh trực tiếp với gà địa phương nguyên con tươi sống, là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Việt Nam”.
2/3 lượng đùi gà góc tư sản xuất ở Mỹ được tiêu thụ tại Mỹ, số còn lại được xuất khẩu tới hơn 125 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ở mức giá thấp hơn so với giá lườn gà (ức gà) và cánh gà nhưng có giá bán tương tự tại Mỹ. Thịt gà Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là đùi gà góc tư, đùi gà, chân gà.
Xem chi tiết:
http://phapluattp.vn/kinh-te/my-khong-pha-gia-thit-ga-sang-viet-nam-572218.html
- "Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam". Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam đến nay, chúng ta có thể khẳng định việc xây dựng TTCK là chủ trương rất đúng đắn nhằm tạo lập và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta.
Trong đó, cơ quan quản lý được thành lập trước nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý, xây dựng thị trường, bảo đảm cho thị trường hình thành và phát triển trong trật tự, tránh được tình trạng phát triển một cách tự phát và đổ vỡ như một số nước.
- "Nhập siêu tiếp tục “đè” tỷ giá". Theo Ủy ban Giám sát Tài chính, kiều hối năm 2015 dự kiến lên tới 13 - 14 tỷ USD; vốn FDI giải ngân 6 tháng đầu năm 2015 đạt 6,3 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2014.
Đồng USD có khả năng tiếp tục tăng giá trên thị trường thế giới do chính sách lãi suất của Ngân hàng T.Ư Mỹ (Fed) thắt chặt hơn và nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt.
Hiện, tỷ giá liên ngân hàng đứng ở mức 21,812 – 21,821 VND/USD (mua vào - bán ra). Trên thị trường tự do, tỷ giá dao động quanh mức 21,821-21,838 VND/USD.
Bản tin Thị trường nợ Cty chứng khoán MBS cho biết, áp lực tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm vẫn còn lớn do nhập siêu tăng (7 tháng đầu năm đạt 3,4 tỷ USD).
Xem chi tiết:
http://www.tienphong.vn/kinh-te/nhap-sieu-tiep-tuc-de-ty-gia-892432.tpo
- "Giá xăng có thể giảm sâu hơn?". Ngày 4-8, Bộ Công Thương đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp (DN) giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ cùng ngày.
Theo đó, giá xăng RON 92 và E5 sẽ giảm 816 đồng/lít; dầu diesel giảm 819 đồng/lít; dầu hỏa giảm 638 đồng/lít; dầu madut giảm 562 đồng/kg. Ngay sau đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã công bố mức giá bán lẻ mới: Xăng RON 92 còn 19.300 đồng/lít, xăng E5 còn 18.800 đồng/lít; dầu diesel 13.860 đồng/lít; dầu hỏa 13.110 đồng/lít; dầu madut 10.870 đồng/kg.
Xem chi tiết:
http://phapluattp.vn/kinh-te/gia-xang-co-the-giam-sau-hon-572188.html
- "4 trong 5 ngân hàng lớn nhất thế giới là của Trung Quốc". Theo bảng xếp hạng ngân hàng toàn cầu mới nhất của SNL Financial, 4 trong 5 nhà băng lớn nhất thế giới là ngân hàng Trung Quốc. Nước này đã vươn lên thành một cường quốc trong ngành ngân hàng.
Cụ thể, trong thời gian khuyến mại, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi 5,99%/năm trong 6 tháng đầu khi vay vốn tại VIB với thời hạn trên 12 tháng để mua nhà, mua ôtô, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay bổ sung vốn kinh doanh hoặc đầu tư tài sản cố định.
Từ tháng thứ 7, lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ cố định 3,49%/năm (tương ứng 9,19%/năm với lãi suất hiện nay).
Theo tính toán của VIB, với lãi suất trên, với một khoản vay 5 năm, khách hàng được hưởng lãi suất bình quân chỉ khoảng 8,93%/năm. Bên cạnh đó, 50 khách hàng giải ngân từ 1 tỷ đồng đầu tiên mỗi tháng 8 và 9/2015 sẽ được nhận hoàn tiền 2 triệu đồng từ chương trình.
Theo VIB, lãi suất ưu đãi ở mức thấp, gắn với kỳ ưu đãi đáng kể, đặc biệt là cách tính lãi sau đó tạo được sự chủ động cần thiết cho người vay, cũng như lãi thực khá mềm đối với vay vốn tiêu dùng. Điểm được chú ý, VIB lấy kỳ hạn tham chiếu để cộng thêm biên độ là 12 tháng, lãi suất huy động kỳ hạn này chỉ 5,7%/năm.
Trong khi đó, trên thị trường vẫn có một số ngân hàng thương mại lấy lãi suất huy động kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng để tham chiếu và cộng thêm biên độ, trong đó, lãi suất ở kỳ hạn tham chiếu này thường áp cao hơn so với mặt bằng chung để tính được lãi suất cho vay cao khi điều chỉnh (sau các kỳ ưu đãi, nếu có).
http://vneconomy.vn/tai-chinh/vib-cong-khai-lai-suat-cho-vay-uu-dai-thuc-te-20150804061251803.htm
- "Điện gió vụt sáng... rồi tắt". Theo thống kê, hiện tỉnh Bình Thuận có 16 dự án (DA) điện gió với tổng công suất khoảng 1.200 MW. Trong đó, DA của Công ty TNHH MTV năng lượng tái tạo VN (REVN) ở H.Tuy Phong và DA của Tập đoàn EVN ở huyện đảo Phú Quý đã đi vào hoạt động.
Ông Dương Tấn Long, Trưởng phòng Năng lượng điện - Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, cho biết: “Mỗi năm, REVN phát lên điện lưới quốc gia khoảng 250 triệu KWh điện. Ban đầu DA này hoạt động vẫn phải “ghi sổ” vì chưa có cơ chế giá. Nay Chính phủ ban hành giá chính thức 7,8 cent/kWh nên REVN đã được thanh toán”. Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thứ, nguyên Tổng giám đốc REVN, cho hay: “Để có được chính sách giá điện gió như hôm nay đã là quý lắm rồi. Nhưng nếu nói có lãi thì chắc chắn là không”. Theo ông Thứ, cái chính là đầu vào (suất đầu tư) quá cao, nhưng đầu ra (giá bán) được ấn định chỉ 7,8 cent/kWh nên không DA nào có lãi.
Cụ thể, Điện Gia Lai sẽ phát hành cho cổ đông của CTCP Ayun thượng 273,600 cp với tỷ lệ hoán đổi 1:1 và phát hành cho cổ đông của CTCP Điện cao su Gia lai 2,060,642 cp, tỷ lệ hoán đổi 1:1.
Xem chi tiết:
Từ ngày 1/7, Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực. Để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, Luật Kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư chỉ được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi có bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, sau 1 tháng đi vào thực hiện, nhiều chủ đầu tư vẫn còn loay hoay, lúng túng; theo phản ánh của đại diện một số doanh nghiệp, các ngân hàng đã có văn bản hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước, nhưng khi chủ đầu tư hỏi về thủ tục bảo lãnh thì họ vẫn lúng túng về quy trình thực hiện.
Tại Hội thảo về Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng: "Việc bảo lãnh dự án là một đảm bảo để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ. Nếu chủ dự án không triển khai được, người mua nhà vẫn có cơ hội nhận nhà hoặc được trả lại tiền nhờ đã được bảo lãnh. Trong khi theo quy định trước đó, người mua nhà chịu thiệt khi dự án bị đình trệ, khách hàng có khiếu nại, tố cáo chủ đầu tư, thậm chí là kiện ra tòa cũng chưa chắc đòi được tiền".
Xem chi tiết:
http://landtoday.net/vn/doanhnghiep/51770/bao-lanh-du-an-mung-it-lo-nhieu.aspx
- "Cần quản lý chặt dịch vụ đòi nợ". Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Nguy cơ biến tướng dịch vụ đòi nợ đăng trên Thanh Niên ngày 4.8.
http://www.thanhnien.com.vn/doi-song/can-quan-ly-chat-dich-vu-doi-no-593297.html
- "Kinh tế tăng trưởng chậm, hàng loạt chính sách kích cầu choTrung Quốc". Sau nhiều tháng nới lỏng tiền tệ, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 25 năm và hầu như chưa có dấu hiệu của một sự thay đổi ngoạn mục. Đó là phép kích thích từ các nhà hoạch định chính sách, và không giống như nhiều nước khác,Trung Quốc vẫn đang nắm giữ tiềm lực lớn giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này.
Các ngân hàng trung ương vẫn còn khẳ năng để cắt giảm lãi suất hơn nữa và có một bộ công cụ ngày đủ mạnh để kích cầu. Trung Quốc hiện có hơn 3.69 triệu tỉ đôla dự trữ ngoại hối và dư nợ chính phủ của quốc gia này tương đối thấp, điều đó đồng nghĩa với việc họ đang nắm giữ một kho vũ khí đủ dùng cho gói kích thích tài chính.
"Chính sách kích thích kinh tế đã thất bại trong việc thúc đẩy tổng cầu và giảm công suất dư thừa," nhà phân tích kinh tế Kevin Lai và Junjie Tang cho biết trong một nghiên cứu sau khi lĩnh vực sản xuất của các nhà máy cho thấy dấu hiệu suy yếu. "Trong môi trường hiện tại, chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ làm bất cứ điều gì nó cần để cho thế giới biết rằng nền kinh tế của Trung Quốc vẫn đang phát triển tốt."
Xem chi tiết:
http://antt.vn/kinh-te-tang-truong-cham-hang-loat-chinh-sach-kich-cau-chotrung-quoc-0111131.html
- "Kết thúc cơ bản đàm phán hiệp định thương mại tự do VN - EU: Sẽ xóa bỏ hơn 99% dòng thuế nhập khẩu". Sau gần 3 năm đàm phán, sáng 4.8, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có buổi điện đàm với Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malstrom, theo đó hai bên đã thống nhất kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Thuế nhập khẩu đối với hơn 99% dòng thuế trong thương mại hàng hóa giữa hai nước sẽ được xóa bỏ.
Bộ Công Thương cho biết, đây là một trong những hiệp định có chất lượng cao nhất giữa hai bên, dự kiến đem lại lợi ích tối ưu cho người dân, doanh nghiệp hai bên.
Cả Việt Nam và EU đều đánh giá, đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và cân bằng cho cả Việt Nam và EU. Cao ủy Thương mại EU Malstrom nói, Hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại với một trong những nền kinh tế năng động nhất Châu Á.
Về xuất nhập khẩu, hai bên sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ này sẽ là cú hích quan trọng thúc đẩy thương mại song phương, mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt những sản phẩm hai bên có thế mạnh như dệt - may, giày - dép, nông - thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam; và máy móc, thiết bị, ôtô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU.
Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế một phần. Theo Bộ Công Thương, đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được ký kết cho tới nay.
Trước những lo ngại về tác động của Hiệp định EVFTA với lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Nền kinh tế hai bên hỗ trợ, bổ sung cho nhau, không có cạnh tranh lớn, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xem chi tiết:
(T.Hằng - tổng hợp)

Chính phủ nên quy định giới hạn, điều kiện tích hợp TTHC lên Cổng DVCQG

Từ 16/12/2016-15/10/2017: Hải quan thu NS 241,6 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Năm 2017: 100% dịch vụ công của hải quan cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3

Các báo viết về Tài chính ngày 9/2/2017
