Lãi suất huy động bằng VND tương đối ổn định

Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, trong tuần từ ngày 4-8/7, có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng, giảm nhẹ lãi suất huy động. Hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
Đối với lãi suất cho vay, hiện mặt bằng cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay từ 5-6%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 94.984 tỷ đồng (bình quân 18.997 tỷ đồng/ngày), giảm 43.276 tỷ đồng so với tuần từ 27/6-01/7/2016; bằng USD quy đổi ra VND đạt 59.653 tỷ đồng (bình quân khoảng 11.931 tỷ đồng/ngày), tăng 4.760 tỷ đồng so với tuần trước đó.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 01 tuần (chiếm 34% tổng doanh số giao dịch VND) và qua đêm (chiếm 29%). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 59% và 20% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
(T.N)

Thêm ngân hàng nhận chuyền tiền từ Hàn Quốc qua NAPAS và KFTC

Giảm 10% giá vé Vietjet khi thanh toán bằng thẻ ATM của 32 ngân hàng

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tham gia SWIFT GPI

Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí để hạ lãi suất
