Công tác quản lý công sản ngày càng đi vào thực chất

Thông tin tại Hội nghị, ông La Văn Thịnh cho biết, tính đến tháng 10/2016, các bộ, ngành, địa phương, cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 154.679 cơ sở nhà đất, đạt 85%. Một số đơn vị đã hoàn thành cơ bản việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước như Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Viện Kiểm soát nhân dân tối ca, Tòa án nhân dân tố cao, tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Cao Bằng, Đồng Nai,...
Tổng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước đạt trên 63 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh việc tạo nguồn tài chính, thông qua sắp xếp nhà, đất cũng đã thu hồi được một phần nhà, đất dôi dư, giao lại cho chính quyền địa phương để xây dựng nhà trẻ, trường học, công viên...phục vụ lợi ích công cộng.
Đối với công tác quản lý, sử dụng xe công, đến ngày 25/12/2016, Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo và thực hiện rà soát, sắp xếp của 104 đầu mối gồm 44/44 bộ, ngành Trung ương và 60/63 địa phương.
Đặc biệt trong năm 2016, Bộ Tài chính đã triển khai chế độ khoán kinh phí sử dụng xe đưa đón đối với các chức danh cho tiêu chuẩn. Hiện nay, một số bộ, ngành, địa phương đang xây dựng chế độ khoán tương tự cho các đối tượng có tiêu chuẩn của đơn vị mình.
(T.H)

Cách chức Chủ tịch UBCKNN đối với ông Trần Văn Dũng

Doanh nghiệp phải giải trình giá cổ phiếu tăng trần, giảm sàn 5 phiên liên tiếp

Tổng thu ngân sách tháng 4/2022 ước đạt 160,2 nghìn tỷ đồng

Quý I/2022: Trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu 601,780 tỷ đồng
