Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra pháp luật
Tại Hội nghị Triển khai công tác pháp chế Tài chính năm 2015, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung nhấn mạnh, trong quá trình hội nhập, thách thức đối với công tác thể chế, chính sách đặt ra là rất lớn. Vì vậy pháp chế Tài chính cần chủ động tham mưu, thẩm định các văn bản QPPL, thực hiện cải cách TTHC nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật hết sức quan trọng cần có hiệu quả hơn nữa. Đặc biệt cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra pháp luật, trọng tâm là cơ quan thực thi pháp luật, kịp thời phát hiện, công tác rà soát, hợp nhất phải tiến hành thường xuyên hơn nữa.

Trong 2 ngày 28 - 29/3/2015, tại Bắc Ninh, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Triển khai công tác pháp chế Tài chính năm 2015 nhằm đánh giá kết quả đạt được trong công tác Pháp chế tài chính năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung chủ trì và chỉ đạo hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Đặng Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, năm 2014, các nhiệm vụ công tác pháp chế được triển khai toàn diện theo chường trình, kế hoạch được phê duyệt, theo đó, một số nhiệm vụ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành và được Lãnh đạo Bộ chỉ đạo sát sao, quyết liệt đặc biệt là công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, pháp luật quốc tế...
Về nhiệm vụ công tác pháp chế tài chính năm 2015, ông Đặng Công Khôi cho biết sẽ tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội và các Bộ, ngành để xây dựng 189 văn bản, trong đó có 6 dự án luật, Nghị quyết; 56 Nghị định.
Tiếp tục quyết liệt các giải pháp để đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính. Trong đó tập trung vào tổ chức thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác pháp chế của Bộ Tài chính trong năm 2014. Đồng thời, Thứ trưởng nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm của công tác pháp chế tài chính trong thời gian tới là xây dựng văn bản QPPL. Trong năm 2015, Bộ Tài chính phải trình Chính phủ, Quốc hội thông qua 5 dự án Luật, Nghị quyết; Chủ trì, nghiên cứu soạn thảo 56 nghị định, quyết định và đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Soạn thảo và ban hành 126 thông tư, thông tư liên tịch do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Thứ trưởng đề nghị công tác pháp chế ngành Tài chính cần có kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp kịp thời với các đơn vị liên quan để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công việc; Cần coi trọng khâu đánh giá, tổng kết tác động và có tiêu chí đánh giá cụ thể. Công tác dự báo phải chính xác, đảm bảo sự thống nhất của các văn bản QPPL pháp luật, đảm bảo tính khả thi, chủ động thực hiện các cam kết quốc tế.
Thứ trưởng nhấn mạnh: Trong quá trình hội nhập, thách thức đối với công tác thể chế, chính sách đặt ra là rất lớn. Vì vậy pháp chế Tài chính cần chủ động tham mưu, thẩm định các văn bản QPPL, thực hiện cải cách TTHC nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật hết sức quan trọng cần có hiệu quả hơn nữa. Đặc biệt cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra pháp luật, trọng tâm là cơ quan thực thi pháp luật, kịp thời phát hiện, công tác rà soát, hợp nhất phải tiến hành thường xuyên hơn nữa.
Bế mạc Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngô Hữu Lợi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Trương Chí Trung, triển khai các mặt công tác pháp chế một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính.
![]() |
Thứ trưởng Trương Chí Trung trao bằng khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế. |

Năm 2021: Phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định

Đến năm 2023: Nợ công chiếm khoảng 48,1% GDP

Bộ trưởng Bộ Tài chính khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021

Năm 2020 thu ngân sách ước đạt 1.481,6 nghìn tỷ đồng
