Huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Trong những năm qua, nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư hoàn thành, trong đó có những công trình rất lớn như: Cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên, cầu Năm Căn, cầu Đầm Cùng, cầu Mỹ Lợi... đã xóa bỏ thế ngăn sông cách trở không chỉ của từng địa phương mà còn của cả Vùng ĐBSCL; cùng với đó là hoàn thành xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc đã thu hẹp khoảng cách giữa các tỉnh trong Vùng với cả nước và thế giới...
Tuy nhiên, đến nay hệ thống kết cầu hạ tầng giao thông và hệ thống dịch vụ logistics vẫn còn kém phát triển, vấn đề liên kết vùng chưa được chú trọng đầu tư, các trục giao thông chính nhằm gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế, là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng.
Với 4 phương thức vận tải chủ yếu đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không đã và đang đảm nhận vai trò tích cực cho sự phát triển chung của Vùng; nhưng việc đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa thỏa đáng, chưa quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực đường thủy nội địa được coi là thế mạnh của Vùng, dẫn đến tình trạng thị phần đảm nhận của đường thủy nội địa có xu hướng giảm.
Do vậy, việc xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống dịch vụ logistics Vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 nhằm cụ thể hóa các Chiến lược, Quy hoạch và lựa chọn được các dự án trọng điểm có tính kết nối vùng, liên vùng là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí trong bối cảnh vốn đầu tư công ngày càng hạn hẹp.
(NQ)

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận bàn giao nhiệm vụ

Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ “Ổn định” lên “Tích cực”

Giải đáp một số vấn đề thuế, hải quan, chứng khoán, giá, tài chính doanh nghiệp

57/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán trên 25%
