Khai mạc diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2016

Phát biểu chỉ đạo tại VEPF 2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp và kết nối tất cả các bộ, ngành, đơn vị liên quan để đưa ra những chính sách cụ thể nhằm giảm thanh toán tiền mặt, tạo sức ép cũng như cơ chế khuyến khích thúc đẩy thanh toán điện tử, trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng GDP của quốc gia. Bên cạnh đó, các bên cũng cần chung tay đẩy mạnh truyền thông để thanh toán điện tử thực sự trở nên quen thuộc, thân thiện và văn minh với mọi người dân; góp phần triển khai thành công các mục tiêu đặt ra tại Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế của Chính phủ (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 5-9-2016).

Đối với lĩnh vực giao thông, đại diện Bộ Giao thông đã có báo cáo về việc triển khai thu phí tự động không dừng trên các tuyến quốc lộ. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và viễn thông ngày càng phát triển, việc triển khai thu phí giao thông không dừng và thẻ thanh toán thông minh, cũng như việc nghiên cứu khả năng liên thông thanh toán trong giao thông với các dịch vụ thanh toán khác sẽ tạo thuận lợi cho người dân. Sự tham gia của ngành ngân hàng trong những giai đoạn triển khai đầu tiên gợi mở chuẩn công nghệ cho giải pháp thanh toán điện tử lĩnh vực công có thể liên thông với các dịch vụ công cộng khác nhằm tránh lãng phí cho xã hội.
Đồng thời, diễn đàn VEPF 2016 cũng tập trung trao đổi, thảo luận thực trạng cũng như gợi mở các giải pháp khuyến khích thử nghiệm các thành tựu ứng dụng Fintech có lợi trên thế giới tại Việt Nam, xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ quan hệ hợp tác, cộng sinh hiệu quả giữa Fintech và ngân hàng, tiếp theo là chứng khoán và bảo hiểm, nhằm thúc đẩy sự năng động của thị trường thanh toán Việt Nam.
Qua trao đổi, phân tích và thảo luận, diễn đàn đã ghi nhận các ý kiến đề xuất của các diễn giả cũng như đại biểu tham gia diễn đàn để nghiên cứu, bàn cách phối hợp giải quyết liên quan đến cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật và thông tin truyền thông nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
(T.N)
Từ khoá :

Năm 2021: Phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định

Đến năm 2023: Nợ công chiếm khoảng 48,1% GDP

Bộ trưởng Bộ Tài chính khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021

Năm 2020 thu ngân sách ước đạt 1.481,6 nghìn tỷ đồng
