Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công và vai trò của công nghệ thông tin

Hội thảo - Triển lãm Tài chính Việt Nam hàng năm được tổ chức nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các lãnh đạo cao cấp trong ngành Tài chính với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong ngành tài chính. Năm nay, VF 2017 là diễn đàn để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ thông tin trao đổi, chia sẻ về các giải pháp chính sách quản lý tài sản công và giải pháp công nghệ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nhận định, tài sản công có phạm vi rộng, có giá trị rất lớn, được hình thành, tích lũy qua nhiều thời kỳ, là cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng đánh giá, công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trên thực tiễn vẫn còn xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng tài sản công.
Vừa qua, ngày 21/6/2017, Luật quản lý, sử dụng tài sản công đã được Quốc hội đã được thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm tất cả các loại tài sản công đều được quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; chống lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công; khai thác tài sản công hợp lý, hiệu quả gắn với việc huy động các nguồn lực của xã hội để tạo lập nguồn lực tài chính đóng góp có hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội; từng bước chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài sản công, phát triển dịch vụ về tài sản công theo cơ chế thị trường trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Triển khai thi hành Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính sẽ xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; thắt chặt việc mua sắm, trang bị tài sản công.

Đồng thời, thảo luận, làm rõ các xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; quản lý tài sản công; kinh nghiệm, xu hướng các nước về việc nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản công. Các diễn giả cũng đã tập trung thảo luận các giải pháp, chính sách khuôn khổ thể chế, các giải pháp về công nghệ trong phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công.
Hội thảo gồm Phiên Báo cáo toàn thể và 2 Chuyên đề chuyên sâu. Phiên Báo cáo toàn thể của Hội thảo trình bày những vấn đề tổng quant rong quản lý, sử dụng tài sản công ở Việt Nam với tham luận từ lãnh đạo các đơn vị thuộc Ban tổ chức: Cục Quản lý công sản, Cục Tin học và Thống kê tài chính; Vụ Tài chính Ngân sách (Văn phòng Quốc hội); cùng góc nhìn chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới và các đơn vị công nghệ FPT IS; Delta Green Industrial.

Phiên Chuyên đề 2 với chủ đề "Cơ sở dữ liệu quản lý tài sản công và sự gắn kết với cơ sở dữ liệu quốc gia tài chính" với các giải pháp công nghệ như: Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công, Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Trung tâm DPAS- Cục Quản lý Công sản), Công nghệ bảo mật SDN, Giải pháp chuyển đổi kỹ thuật số cho lĩnh vực tài chính công (IBM)...
(Thu Hằng - Chí Thanh)

Hết ngày 31/12/2020: Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu 9.234,614 tỷ đồng

Tháng 01/2021: Thu ngân sách từ thuế ước đạt 134.000 tỷ đồng

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân kỳ tính thuế năm 2020 có gì mới?

Quản lý thuế trên địa bàn thành phố Thủ Đức như thế nào?
