Rà soát việc thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020

Theo đó, nội dung tổng kết đánh giá tập trung vào 6 nhiệm vụ cụ thể và 8 nhóm giải pháp đã nêu trong Chiến lược Tài chính.
Nhiệm vụ được nêu ra là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công, tăng cường đầu tư phát triển con người; cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tài chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiền lương; củng cố hệ thống an sinh xã hội
Một nhiệm vụ khác là tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính đảm bảo tính đồng bộ, ổn định theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đổi mới tổ chức bộ máy ngành Tài chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
8 nhóm giải pháp được đánh giá lại gồm: Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia; đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công; hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp; thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước; phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính; nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính.
(PV)
Từ khoá :

Năm 2021: Phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định

Đến năm 2023: Nợ công chiếm khoảng 48,1% GDP

Bộ trưởng Bộ Tài chính khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021

Năm 2020 thu ngân sách ước đạt 1.481,6 nghìn tỷ đồng
