Từ 2015 sẽ xử phạt nếu phát sinh nợ đọng XDCB
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị 23/CT-TTg 2014 để chỉ đạo việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.

Theo chỉ thị, các cấp, các ngành phải rà soát báo cáo tình hình xử lý nợ đọng và phấn đấu thanh toán cơ bản các khoản nợ đọng XDCB đến hết ngày 31/12/2014.
Từ năm 2015 trở đi, phải quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, không để phát sinh thêm nợ đọng XDCB.
Nếu để phát sinh các khoản nợ đọng XDCB từ 1/1/2015, các bộ, ngành và địa phương bị xử lý vi phạm theo các quy định của Luật Đầu tư công.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu một số nội dung khác như: không xé lẻ vốn cho nhiều chương trình để đảm bảo nguồn vốn cho các công trình thực sự cần thiết, chỉ thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia là Giảm nghèo bền vững và XD nông thôn mới…
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nguồn thu và cân đối thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, trong đó bảo đảm chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách nhà nước ở mức hợp lý, phấn đấu theo tinh thần Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013); khả năng phát hành trái phiếu Chính phủ và các cân đối tài chính có liên quan trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 năm 2015.
Đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, các cơ quan thuế, hải quan và tài chính địa phương tính toán xác định các nguồn thu và dự kiến cơ cấu chi ngân sách địa phương và các nguồn thu để lại cho đầu tư do địa phương quản lý.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 3 năm 2015 làm cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết ngân sách nhà nước cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn.
(T.H)

Năm 2021: Phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định

Đến năm 2023: Nợ công chiếm khoảng 48,1% GDP

Bộ trưởng Bộ Tài chính khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021

Năm 2020 thu ngân sách ước đạt 1.481,6 nghìn tỷ đồng
