Việt Nam cần khoảng 8,3 tỷ USD đầu tư cho xử lý nước thải đô thị
Báo cáo ngày 21/01/2014 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: Dự tính từ nay đến năm 2025 Việt Nam cần đầu tư khoảng 8,3 tỉ USD vào thu gom xử lý nước thải đô thị.

Việt Nam thiệt hại 1,3% GDP vì vệ sinh yếu kém
Trong báo cáo đánh giá lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, ông Charles Feinstein, Giám đốc Ban Năng lượng và Nước của WB cho biết: Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỉ người sống trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trong đó 660 triệu người - tức là trên 25% - sống tại Đông Á - Thái Bình Dương. Điều kiện vệ sinh kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống của người dân, môi trường và nền kinh tế. Nhưng đáng mừng là đầu tư vào ngành vệ sinh môi trường lại mang lại lợi nhuận cao.
Ông Lê Duy Hưng, Chuyên gia Quản lý Đô thị Cao cấp, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, trong vòng 20 năm qua Chính phủ Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong công tác xử lý nước thải đô thị, và những năm gần đây đã đầu tư khoảng 250 triệu USD mỗi năm vào lĩnh vực này. Tuy vậy, để đáp ứng quá trình đô thị hóa nhanh thì đây vẫn là một lĩnh vưc đầy thách thức. Dự tính từ nay đến năm 2025 Việt Nam cần đầu tư khoảng 8,3 tỉ USD vào thu gom xử lý nước thải đô thị.
Theo WB, khu vực Đông Á đang đô thị hóa nhanh chóng, trong đó các thành phố là đầu tàu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mỗi năm tình trạng vệ sinh yếu kém đã làm thiệt hại cho Việt Nam, Philippines và Indonesia lần lượt là 1,3%, 1,5% và 2,3% GDP. Do đó, WB khẳng định các thành phố khu vực Đông Á cần phải giải quyết các tồn tại về vệ sinh môi trường, trong đó, cần có nguồn kinh phí cần thiết để phát triển hạ tầng và đảm bảo cung cấp dịch vụ bền vững phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị. Theo dự báo, trong vòng 15 năm tới, mỗi năm các nước trong khu vực cần đầu tư ít nhất 250 USD /người.
Sử dụng công nghệ tái chế
Các báo cáo đề xuất các giải pháp với các nhà hoạch định chính sách khu vực nhằm phát triển các thành phố lành mạnh, sạch sẽ và thịnh vượng lâu dài. Trong đó, cần phát triển các chính sách tập trung vào con người, bao gồm: lồng ghép các giải pháp vệ sinh môi trường với kế hoạch phát triển thành phố để loại trừ các bệnh lây qua đường nước và cải thiện điều kiện môi trường. Các thiết kế và triển khai các chiến lược truyền thông để thông tin tới công chúng về lợi ích của giữ gìn vệ sinh môi trường vì đây là những nhân tố quan trọng đối với sự thay đổi trong lĩnh vực này.
Đồng thời cần thúc đẩy giải pháp kỹ thuật hiệu quả về kinh tế, bao gồm : ưu tiên thu gom và xử lý nước thải và phân bùn vì chúng là tác nhân gây bệnh. Áp dụng các chính sách môi trường khí hậu một cách thông minh để đảm bảo rằng tình trạng bất ổn do lũ lụt và biến đổi khí hậu được đưa vào trong kế hoạch quản lý nước thải, và sử dụng các sản phẩm vệ sinh môi trường có giá trị như chất rắn sinh học có thể được tái sử dụng làm nhiên liệu hoặc cho các mục đích nông nghiệp. Ngoài ra, các giải pháp khác như phát triển tổ chức thể chế bền vững để đảm bảo chất lượng dịch vụ, xây dựng các kế hoạch tài chính khả thi…
(HTH)

Hết ngày 31/12/2020: Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu 9.234,614 tỷ đồng

Tháng 01/2021: Thu ngân sách từ thuế ước đạt 134.000 tỷ đồng

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân kỳ tính thuế năm 2020 có gì mới?

Quản lý thuế trên địa bàn thành phố Thủ Đức như thế nào?
