Việt Nam đón gần 7 tỷ USD vốn FDI

Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 6886,9 triệu USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm ước tính đạt 4,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 4 tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 5246,6 triệu USD, chiếm 76,2% tổng vốn đăng ký; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 334,6 triệu USD, chiếm 4,9%; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy đạt 242,5 triệu USD, chiếm 3,5%; các ngành còn lại đạt 1063,2 triệu USD, chiếm 15,4%.
Cả nước có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 4 tháng tháng đầu năm, trong đó Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 1591,8 triệu USD, chiếm 31,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội 595,5 triệu USD, chiếm 11,7%; Bình Dương 329 triệu USD, chiếm 6,5%; Bắc Ninh 309,3 triệu USD, chiếm 6,1%; Đồng Nai 268,9 triệu USD, chiếm 5,3%; Tiền Giang 236,5 triệu USD, chiếm 4,7%; thành phố Hồ Chí Minh 222,6 triệu USD, chiếm 4,4%.
Trong số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam 4 tháng đầu năm, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2480,4 triệu USD, chiếm 48,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 502,1 triệu USD, chiếm 9,9%; Đài Loan 430,1 triệu USD, chiếm 8,5%; Nhật Bản 307 triệu USD, chiếm 6%; Ma-lai-xi-a 248,1 triệu USD, chiếm 4,9%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 195,6 triệu USD, chiếm 3,8%; Trung Quốc 177,5 triệu USD, chiếm 3,5%.
(T.N)
Từ khoá :

Năm 2021: Phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định

Đến năm 2023: Nợ công chiếm khoảng 48,1% GDP

Bộ trưởng Bộ Tài chính khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021

Năm 2020 thu ngân sách ước đạt 1.481,6 nghìn tỷ đồng
