

Sau 6 tháng triển khai Nghị quyết 19/2015/NQ-CP (gọi tắt là Nghị quyết 19) của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh của Việt Nam bước đầu đã có chuyển biến. Tuy nhiên, các bộ, ngành từ trung ương tới địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa thì mới thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19. Đây là vấn đề được ra tại Hội thảo tổng kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 19 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua.
“Hệ thống phân tích, xác định rủi ro người nộp thuế (NNT) đóng vai trò quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu công tác quản lý thuế, hạn chế rủi ro về thuế ở mức thấp nhất; từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý NNT trên cơ sở phân tích, đánh giá thông tin NNT theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, công nghệ không phải là tất cả. Yếu tố con người mới là mấu chốt để quyết định để xác định hành vi gian lận của đối tượng nộp thuế”. Đây là ý kiến của ông Nguyễn Việt Anh, Chuyên gia tư vấn Công ty FPT IS.
Theo báo cáo xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, tính đến hết năm 2013, Việt Nam có trên 104.000 dịch vụ công trực tuyến, nhưng trong đó chỉ có 2.366 dịch vụ mức độ 3 và mức độ 4 là 111 dịch vụ. Con số này cho đến nay có tăng lên nhưng không nhiều. Sự thiếu vắng các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được cung cấp cả về số lượng và hiệu quả sử dụng đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các cơ quan nhà nước sự thay đổi tư duy mạnh mẽ cũng như cần có một lộ trình bắt buộc.
Mặt hàng rượu ngoại, hàng giả, hàng nhái chiếm khoảng 10-15% và nếu tính luôn cả hàng xách tay, hàng miễn thuế (hàng gian lận thuế) thì tỷ lệ lên đến 40% - 50%. Các loại rượu giả, nhái này thường được làm một cách tinh vi và không phải người tiêu dùng nào cũng biết phân biệt được đâu là rượu thật, đâu là rượu giả.
An toàn thông tin (ATTT) đang trở thành vấn đề cấp thiết, mang ý nghĩa sống còn của mỗi quốc gia, nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một văn bản đầy đủ, chuyên biệt, đặc thù về ATTT. Vì vậy, Luật ATTT được coi là một trong những văn bản pháp luật về CNTT được mong đợi nhất trong năm 2015. Tuy nhiên, những tranh cãi về phạm vi điều chỉnh, tên gọi, đặc biệt là nội dung của dự thảo luật còn mang tính kỹ thuật cao và hơi khó hiểu đang đặt ra câu hỏi về tính khả thi của dự luật này.
Luật Đấu thầu sửa đổi được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2013, trong đó có riêng 1 chương về đấu thầu qua mạng. Sau khi Luật được ban hành thì đấu thầu qua mạng trở thành hoạt động bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước chứ không chỉ dừng ở mức khuyến khích triển khai như trong giai đoạn thí điểm. Tuy nhiên, để đấu thầu qua mạng thực sự đi vào cuộc sống không đơn giản.
Việc ban hành quy định mới thay thế quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính (gọi tắt là quy định ATTT) theo Quyết định số 2615/QĐ-BTC ngày 19/10/2012 của Bộ Tài chính sẽ thay đổi về chất đối với công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) của ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh ATTT đang trở thành vấn đề “sống còn”, đồng thời tuân thủ các định hướng chung của Nhà nước.
Năm 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt, là năm cuối của kế hoạch 5 năm triển khai ứng dụng CNTT và Thống kê giai đoạn 2011-2015, ngay từ đầu năm 2015, Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) đã tập trung rà soát, đánh giá một cách toàn diện kết quả triển khai ứng dụng CNTT và thống kê trong thời gian qua, làm cơ sở để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn 2011-2015, đồng thời tạo tiền đề để xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016-2020.
Theo Kho bạc Nhà nước (KBNN) hiện đơn vị đang xây dựng 3 ứng dụng dịch vụ công trực tuyến áp dụng chữ ký số gồm: Khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với KBNN; đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN; dịch vụ công giao diện thông tin yêu cầu thanh toán qua mạng và chương trình kê khai yêu cầu thanh toán. KBNN dự kiến cuối năm nay sẽ triển khai.
Theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015, Bộ Tài chính sẽ cung cấp 30 dịch vụ công (DVC) từ mức độ 3 trở lên trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính. Để đạt được mục tiêu này, ngành Tài chính đang nỗ lực tăng tốc, đẩy mạnh việc công khai, chia sẻ thông tin trên cổng thông tin điện tử, giúp cho người dân, doanh nghiệp và đơn vị sử dụng ngân sách có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với các dịch vụ tài chính điện tử và dữ liệu số hóa được chia sẻ của Bộ Tài chính.
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời khắc phục xử lý các hạn chế, vướng mắc trong quá trình nộp thuế, ngày 28/8/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 126/2014/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 126) quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Triển khai Thông tư này đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp (DN) và Nhà nước.
Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo mô hình tập trung thống nhất tới các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, nhằm hiện đại hóa công tác văn phòng, tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của Bộ Tài chính là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh mỗi đơn vị thuộc bộ tự xây dựng riêng cho mình một phần mềm.