Bộ Tài chính đi đầu trong ứng dụng CNTT

Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, các Cục, Vụ liên quan của Bộ TT&TT và Bộ Tài chính.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Hà - Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính đã báo cáo tình hình ứng dụng CNTT tại Bộ Tài chính. Ông Hà cho biết, về công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, triển khai theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử Bộ Tài chính đã cung cấp 372 thủ tục hành chính thành dịch vụ công trực tuyến đạt tối thiểu mức độ 3.
Về triển khai trao đổi thông tin với các đơn vị bên ngoài, Bộ Tài chính đã triển khai kết nối Hệ thống thanh toán song phương điện tử với khoảng 650 chi nhánh trên toàn quốc thuộc 4 hệ thống ngân hàng (Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV); hệ thống nộp thuế điện tử đã kết nối với với hơn 45 ngân hàng; ngành Hải quan đã ký thỏa thuận hợp tác thu thuế XNK bằng phương thức điện tử với 30 ngân hàng. Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối với 10 Bộ, ngành (tổng số thủ tục hành chính đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia, tới 01/8/2016, là 33 thủ tục. Tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tính đến 01/8/2016 là trên 150.000 bộ hồ sơ) và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN đã kết nối kỹ thuật thành công với 04 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan).
Về việc xây dựng và triển khai các hệ thống chủ chốt, đến nay Bộ Tài chính đã triển khai được các cơ sở dữ liệu thu chi ngân sách, cơ sở dữ liệu Danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính, cơ sở dữ liệu văn bản pháp quy, cơ sở dữ liệu cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ ngân sách, cơ sở dữ liệu quản lý tài sản, cơ sở dữ liệu quản lý giá.
Các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Tổng cục Dữ trữ cũng đều triển khai các hệ thống lớn như: Hệ thống TABMIS của Kho bạc Nhà nước đang vận hành ổn định tại trên 1.500 điểm trên toàn quốc, với khoảng 15.000 người sử dụng (số lượng user thường xuyên sử dụng khoảng trên 11.000 người). 63 Cục Thuế và hơn 700 Chi cục Thuế trực thuộc đã sử dụng ổn định ứng dụng TMS trong công tác quản lý thuế tại đơn vị, 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố với 195 Chi cục đang triển khai Hệ thống VNACCS... Các hệ thống này đã hình thành nên hệ thống tập trung (cốt lõi của ngành).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng chú trọng triển khai cải cách hành chính nội bộ qua các ứng dụng như Chương trình quản lý eDocTC; Văn bản mật; Trục tích hợp trao đổi văn bản điện tử ngành Tài chính; Hệ thống thông tin chỉ đạo và điều hành phục vụ Lãnh đạo. 100% cán bộ, công chức (Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc...
Hạ tầng ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính được đầu tư, triển khai tốt, quy mô rộng tới cấp quận, huyện tại toàn bộ 63 tỉnh, thành. Công tác đảm bảo an toàn thông tin được quan tâm, đầu tư bài bản. Hạ tầng kỹ thuật của Bộ và các đơn vị trực thuộc được trang bị, triển khai hệ thống tường lửa, phát hiện, phòng chống tấn công…
Chính vì vậy, tại buổi làm việc, đoàn kiểm tra và Bộ Tài chính cũng đã đi đến một số trao đổi, bàn bạc liên quan tới các kiến nghị của Bộ Tài chính như sửa đổi Nghị định 102, Thông tư 25/2014/TT-BTTTT, vấn đề mua bản quyền Microsoft Office, định mức CNTT...
(T.N)
Từ khoá :

Cảnh báo mã độc máy tính giả mạo thư điện tử của Bộ Công an

Một phần ba người mua sắm bị thiệt hại tài chính trong mùa Giáng Sinh

SAP "bắt tay" VPBank hiện thực hóa những đổi mới công nghệ

Đôi nét về Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính
