Sửa đổi quy định về quản lý website thương mại điện tử

Theo đó, Thông tư 21/2018/TT-BCT bãi bỏ Điều 8 Thông tư số 47/2014/TT-BCT. Thông tư cũng sử đổi Điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT, cụ thể: “Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ gồm: Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử; Dịch vụ khuyến mại trực tuyến; Dịch vụ đấu giá trực tuyến.”
Bên cạnh đó, Thông tư bãi bỏ Điều 21 Thông tư số 47/2014/TT-BCT và thay thế cụm từ “Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin” bằng cụm từ “Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số” tại khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 2 Điều 17; khoản 2 Điều 18; khoản 2 Điều 23; khoản 1 Điều 24; khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; khoản 1 và 3 Điều 32và các Mẫu biểu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT .
Đối với Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động, Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa điều 10. Theo đó, đối tượng thông báo là chủ sở hữu ứng dụng bán hàng, bao gồm: thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
Đồng thời, sửa đổi Điều 13 Thông tư số 59/2015/TT-BCT, theo đó, đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
(T.H)

Cảnh báo mã độc máy tính giả mạo thư điện tử của Bộ Công an

Một phần ba người mua sắm bị thiệt hại tài chính trong mùa Giáng Sinh

SAP "bắt tay" VPBank hiện thực hóa những đổi mới công nghệ

Đôi nét về Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính
