Giai đoạn 2016 - 2020: CNTT là công cụ không thể thiếu cho ngành Thuế
CNTT đã và sẽ luôn là một công cụ hỗ trợ đắc lực, không thể thiếu cho ngành Thuế thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Cùng với công cuộc cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, kế hoạch ứng dụng CNTT phải được xây dựng trên quan điểm chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, đặc biệt chú trọng đến cải cách thủ tục, quy trình quản lý thuế.

Bên cạnh việc ứng yêu cầu hiện đại hóa quản lý thuế nội bộ ngành, yêu cầu của Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế quốc… sẽ chú trọng đến việc tăng cường hỗ trợ người nộp thuế. Theo đó, các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (NNT) sẽ được đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ người nộp thuế thông qua việc cung cấp mở rộng các dịch vụ điện tử về thuế. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian làm dịch vụ về thuế, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa một số dịch vụ như chăm sóc khách hàng, thu hộ… Cụ thể:
Thứ nhất, đa dạng hóa phương thức hỗ trợ NNT như xây dựng trung tâm hỗ trợ (call center), các diễn đàn, cung cấp các dịch vụ tra cứu thông tin 24/24 giờ dưới nhiều hình thức (điện thoại, SMS, ứng dụng...)... NNT có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về nghĩa vụ, tình trạng thuế của mình. Cơ quan thuế cũng có thể tham vấn NNT và đại lý thuế để góp phần cải cách, hoàn thiện chính sách thuế.
Thứ hai, xây dựng cơ sở tri thức, tài liệu hướng dẫn để hỗ trợ nhân viên thuế trong việc tìm kiếm thông tin giải đáp các tham vấn của NNT một cách nhanh chóng.
Thứ ba, triển khai mở rộng dịch vụ thuế điện tử để cung cấp thêm các tính năng mới, mở rộng đối tượng, phạm vi phục vụ cũng như hình thức kết nối: hoàn thiện các chức năng đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế qua mạng; cho phép nộp thuế qua thẻ ATM, nghiên cứu mở rộng dịch vụ cho các thiết bị thông minh...
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tổ chức trung gian (T-VAN) để mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ về thuế cho NNT thông qua việc xây dựng các kết nối trao đổi thông tin chặt chẽ, an toàn; ứng dụng các giải pháp xác thực định danh. Mở rộng dịch vụ cho Đại lý thuế. Đáp ứng yêu cầu xã hội hóa một số dịch vụ như chăm sóc khách hàng, thu hộ…
Thứ năm, nâng cấp Cổng thông tin điện tử ngành để đáp ứng hiệu năng của dịch vụ; cung cấp các thông tin chính sách, luật, nghị định, thủ tục hành chính về thuế trong vòng ba ngày làm việc; công khai các thông tin liên quan đến NNT và hỗ trợ giải đáp thắc mắc; chia sẻ văn bản pháp luật; cũng như đảm bảo vấn đề an ninh mạng và thông tin.
Thứ sáu, mục tiêu đến năm 2020, tối thiểu 85% số NNT được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thay đổi chính sách, thủ tục hành chính thuế qua đường điện tử; chất lượng dịch vụ kê khai và nộp thuế điện tử tiến dần đến chuẩn quốc tế; ít nhất 85% cuộc điện thoại gọi đến trung tâm giải đáp về thuế được nhấc máy trong vòng 20s; ít nhất 85% câu trả lời đem lại sự hài lòng hoặc đạt tiêu chuẩn của trung tâm; tối thiểu 80% số NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.

Ngành Thuế chuyển đổi số phục vụ người dân doanh nghiệp

Bộ Tài chính giải đáp kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế VAT

Hóa đơn điện tử chính thức triển khai toàn quốc

Hết ngày 20/03/2022: 437.453 doanh nghiệp đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử
